Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 105: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
Trả lời:
Nhận xét:
– Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi, xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém…
– Nội bộ triều đình Lê thì “chia bè kéo cánh” tranh giành quyền lực.
=> Nhà Lê đã bắt đầu thời kì suy yếu, vua quan không quan tâm đến việc triều chính, nội bộ triều đình thì rối ren. Đất nước lâm vào khủng hoảng.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 106: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?
Trả lời:
Tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:
– Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
– Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
– Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
– Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 106: Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân bấy giờ.
Trả lời:
Địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa (Theo dõi lược đồ SGK – Tr 106)
– Khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây ( Hà Nội).
– Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An, Thanh Hóa
– Khởi nghĩa Phùng Chương ở vùng Tam Đảo.
– Khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông triều (Quảng Ninh).
Bài 1 trang 106 Lịch Sử 7: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
Trả lời:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Tình hình đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng:
– Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
– Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
– Xã hội bất ổn đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
Bài 2 trang 106 Lịch Sử 7: Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?
Trả lời:
– Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã góp phần làm suy yếu nhà Lê sơ và làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
– Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.