Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 120: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả gì đối với nông dân và tác tầng lớp khác.
Trả lời:
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả:
+ Đối với nông dân: Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.
+ Đối với tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…
Bài 1 trang 122 Lịch Sử 7: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?
Trả lời:
Tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII:
– Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua bán quan tước trở nên phổ biến. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ.
– Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.
– Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…
=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.
Bài 2 trang 122 Lịch Sử 7: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
Trả lời:
Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:
– Chính quyền phong kiến suy yếu, mục nát, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.
– Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
– Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế hiệu hợp với lòng dân nên dân nghe và theo nghĩa quân.