Chương I: Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỉ X)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 9 trang 28: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc nhà Đinh không đặt tên nước của hoàng đế Trung Quốc nói lên nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ không còn là một nước phụ thuộc Trung Quốc. Người Việt có thể quyết định mọi việc trong nước.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 9 trang 29: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh:

– Chính trị: Khẳng định nền độc lập, tự chủ của đất nước.

– Kinh tế: có điều kiện hòa bình, ổn định lao động sản xuất.

– Xã hội: Đất nước ổn định, nhân dân no ấm

⇒ Đó là cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước, làm cho thế nước hưng thịnh, chống lại mọi kẻ thù xâm lược.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 9 trang 29: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

Trả lời:

Vì:

– Thế nước lâm nguy, nhà Tống lăm le xâm chiếm. Đất nước cần có người đứng ra lãnh đạo.

– Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Hơn nữa, ông là người có tài, có tâm, được người người quy phục.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 9 trang 30: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương từ thời Tiền Lê.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 9 trang 31: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

Ý nghĩa:

– Giữ vững nền độc lập dân tộc.

– Đánh bại âm mưa xâm lược của nhà Tống.

– Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta.

– Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Cồ Việt.

Bài 1 trang 31 Lịch Sử 7: Nhà Đinh đã làm được gì để xây dựng đất nước?

Trả lời:

Để xây dựng đất nước, nhà Đinh đã:

– Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

– Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ những chức vụ chủ chốt.

– Ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước, đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những người phạm tội.

Bài 2 trang 31 Lịch Sử 7: Hãy miêu tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.

Trả lời:

– Chính quyền trung ương:

     + Vua đứng đầu, năm mọi quyền hành.

     + Giúp việc cho vua có thái sư và đại sư.

     + Dưới vua là các chức quan văn, quan võ, các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

– Địa phương:

     + Chia nước làm 10 lộ. Dưới lộ là phủ và châu, hầu hết quan lại đều là võ tướng.

Bài 3 trang 31 Lịch Sử 7: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

Trả lời:

Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta.

– Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền dịch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy quân địch bị đánh lùi.

– Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt, hơn nữa chúng không thể vừa kết hợp với quân thủy nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước.

=> Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1087

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống