Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 10 trang 59: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc?
Trả lời:
– Trung Quốc giàu tài nguyên, khoáng sản.
– Là nước lớn, đông dân => thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Nửa sau thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh mục nát, suy yếu.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 10 trang 60: Dùng lược đồ (Hình 43, SGK, trang 60) trình bày đôi nét về diễn biến phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Trả lời:
– Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
– Phong trào nhanh chóng lan rộng ra Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc.
– Liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.
– Tháng 3-1901, phong rào bị dập tắt.
– Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 10 trang 62: Dựa theo lược đồ (Hình 45, SGK, trang 61) trình bày một vài nét chính về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.
Trả lời:
– Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương và giành thắng lợi.
– Phong trào cách mạng nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Bắc Trung Quốc.
– Chính phủ Mãn Thanh bị lật đổ.
– Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.
– Tháng 2 -1912, Viên Thế Khải lên làm tỏng thống thay Tôn Trung Sơn, cách mạng coi như kết thúc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 10 trang 62: Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911.
Trả lời:
– Kết quả: Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc.
– Hạn chế: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.
+ Không tích cực chống phong kiến, chỉ lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Bài 1 trang 62 Lịch Sử 8: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
– 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, Trung Quốc thất bại đã mở đầu cho quá trình xâm lược Trung Quốc của tư bản phương Tây.
– Trung Quốc thất bại trong chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc.
+ Đức chiếm Sơn Đông.
+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+ Pháp thôn tính Vân Nam.
+ Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
Bài 2 trang 62 Lịch Sử 8: Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911.
Trả lời:
Thời gian | Tên phong trào | Địa điểm | Lãnh đạo | Kết quả |
1840-1842 | Kháng chiến chống Anh xâm lược | Quảng Tây | Lâm Tắc Tử | Thất bại |
1851-1864 | Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc | Miền Nam | Hồng Tú Toàn (nông dân) | Thất bại |
1898 | Cải cách Duy Tân | Cả nước | Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) | Thất bại |
Cuối TK XIX, đầu TK XX | Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn | Bắc Kinh | Thất bại | |
1911 | Cách mạng Tân Hợi | Cả nước | Tôn Trung Sơn | Thành lập Nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc |
Bài 3 trang 62 Lịch Sử 8: Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.
Trả lời:
– Tôn Trung Sơn (1866 – 1925), quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Kông.
– Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Bài 4 trang 62 Lịch Sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?
Trả lời:
– Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc.
– Thiếu vũ khí chiến đấu.
– Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp Tư sản còn quá yếu.
– Các nước đế quốc đang phát triển mạnh, sức mạnh quân sự lớn.