Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
Câu 1: (trang 39 toán 7 VNEN tập 1). Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
Lời giải:
Câu 2: (trang 39 toán 7 VNEN tập 1). Điền các kí hiệu ∈, ∉ thích hợp vào chỗ chấm
-1 … Q;
3 … N;
-2,53 … Q;
0,2(35) … Z.
Lời giải:
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1: Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 39
Câu 2: (trang 39 toán 7 VNEN tập 1). a) So sánh các cặp số sau
a) 5,1 và 5,0001
b) 12,6 và 12,590
c) 1,325… và 1,372…
d) 4,7598… và 4,7593…
Lời giải:
a) 5,1 > 5,0001
b) 12,6 >12,590
c) 1,325… < 1,372…
d) 4,7598… > 4,7593.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: (trang 40 toán 7 VNEN tập 1). Điền các kí hiệu ∈, ∉ thích hợp vào chỗ chấm:
5,2 … Q;
4,6351 … I;
-7,0903 … Q;
1,333 … I
Lời giải:
5,2 ∈ Q;
4,6351 ∈ I;
-7,0903 ∉ Q;
1,333 ∈ I.
Câu 2: (trang 40 toán 7 VNEN tập 1). a) Viết bốn số đều là:
– Số tự nhiên
– Số hữu tỉ
– Số vô tỉ
– Số nguyên tố.
b) Có số hữu tỉ nào là số thập phân vô hạn không tuần hoàn không?
Lời giải:
a) Viết bốn số đều là:
– Số tự nhiên: 1; 2; 3; 4
– Số hữu tỉ: 1; 1,75; 2,(3);
– Số vô tỉ: 1,297527…; -2,01942…; 10,2315…; 5,5821…
– Số nguyên tố: 2; 3; 5; 7
b) Không có số hữu tỉ nào là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Mọi số hữu tỉ đều chỉ có thể biểu diễn thập phân hoặc hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Câu 3: (trang 40 toán 7 VNEN tập 1). Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
– Nếu a là số tự nhiên thì a không phải là số vô tỉ.
– Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ.
– Số 0 vừa là số hữu tỉ vừa là số vô tỉ.
Lời giải:
– Nếu a là số tự nhiên thì a không phải là số vô tỉ. Đ
– Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ. Đ
– Số 0 vừa là số hữu tỉ vừa là số vô tỉ. S
Câu 4: (trang 40 toán 7 VNEN tập 1). Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm
a) 3,02 … 3,01;
b) 7,548 … 7,513;
c) 0,47854 … 0,49826;
d) 2,424242… … -2,424242…
Lời giải:
a) 3,02 > 3,01;
b) 7,548 > 7,513;
c) 0,47854 < 0,49826;
d) 2,424242… > -2,424242…