Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A+B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1 (Trang 6 Toán 8 VNEN Tập 2)

c) Cho ví dụ về phương trình

– với ẩn là x:………………………………………………………..

– với ẩn là t:………………………………………………………..

– với ẩn là m:……………………………………………………..

Lời giải:

– với ẩn là x: 2( x + 3) = x – 6

– với ẩn là t: t – 3 = 7

– với ẩn là m: 3m – 6 = 2

2 (Trang 6 Toán 8 VNEN Tập 2)

a) Thực hiện hoạt động sau

– Quan sát hình vẽ và tìm x thỏa mãn hình vẽ bên.

Kết quả x =…………

– Điền kết quả vào ô trống trong bảng sau (theo mẫu):

Lời giải:

– Quan sát hình ta có phương trình:

x + 6 = 9

⇔ x = 3

– Ta có bảng sau:

3 (Trang 7 Toán 8 VNEN Tập 2)

a) Thực hiện các hoạt động sau

– Tìm nghiệm của phương trình: x – 10 = 2006 ; x2 + 1 = 0

c) Điền vào chỗ trống (….) (theo mẫu)

– Phương trình x – 3 = 0 có tập nghiệm là: S = {3} ;

– Phương trình x + 5 = 0 có tập nghiệm là S = {…..} ;

– Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = …….

Lời giải:

a) * x – 10 = 2006 ⇔ x = 2006 + 10 = 2016

Vậy phương trình x – 10 = 2006 có nghiệm là x = 2016

* x2 + 1 = 0 ⇔ x2= -1 ⇒ phương trình vô nghiệm

Vậy phương trình x2 + 1 = 0 vô nghiệm

c) – Phương trình x – 3 = 0 có tập nghiệm là: S = {3} ;

– Phương trình x + 5 = 0 có tập nghiệm là S = { -5} ;

– Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = ⊘

4 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

a) Điền vào bảng sau tập nghiệm của mỗi phương trình

C. Hoạt động luyện tập

1 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

Với mỗi phương trình sau, xét xem x = – 2 có phải là nghiệm của phương trình đó không?

a) 3x – 2 = x – 2 ;

b) 5 + 2x = x + 3 ;

c) -3(x + 3) + 6 = 4x – 2.

Lời giải:

a) Thay x = – 2 vào phương trình 3x – 2 = x – 2 ta được:

– Giá trị của vế trái là: – 8

– Giá trị của vế phải là: – 4

Vậy x = – 2 không phải là nghiệm của phương trình 3x – 2 = x – 2

b) Thay x = – 2 vào phương trình 5 + 2x = x + 3 ta được:

– Giá trị của vế trái là: 1

– Giá trị của vế phải là: 1

Vậy x = – 2 là nghiệm của phương trình 5 + 2x = x + 3

c) Thay x = – 2 vào phương trình -3(x + 3) + 6 = 4x – 2 ta được:

– Giá trị của vế trái là: 3

– Giá trị của vế phải là: – 10

Vậy x = – 2 không phải là nghiệm của phương trình -3(x + 3) + 6 = 4x – 2.

2 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:

Lời giải:

Giải các phương trình (a),(b),(c),(d) ta có:

3 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

Hai phương trình sau có tương đương không? Vì sao?

a) x = 2 và x2 = 4 ;

b) x – 3 = 0 và x2 + 1 = 0

Lời giải:

a) Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm

Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = {2}

Phương trình x2 = 4 ⇔ x = 2 hoặc x = – 2 có tập nghiệm là S’= {2, -2}

Tập nghiệm S ≠ S’ nên hai phương trình x = 2 và x2 = 4 không phải là hai phương trình tương đương

b) Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm

Phương trình x – 3 = 0 có tập nghiệm là S = {3}

Phương trình x2 + 1 = 0 ⇔ x2 = -1 => phương trình có tập nghiệm là S’= ⊘

Tập nghiệm S ≠ S’ nên hai phương trình x – 3 = 0 và x2 + 1 = 0 không phải là hai phương trình tương đương

D. Hoạt động vận dụng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 904

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống