Soạn Tự nhiên và xã hội 3 tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

1. Liên hệ thực tế

a. Ở địa phương em có bưu điện không?

b. Em đã đến bưu điện bao giờ chưa? Em đến đó để làm gì?

c. Kể một số hoạt động em đã nhìn thấy ở bưu điện?

Trả lời:

a. Ở địa phương em có bưu điện.

b. Em đã từng đến bưu điện. Lần đó, em đi cùng mẹ để gửi mấy món đồ về cho bà ngoại ở quê.

c. Kể một số hoạt động em đã nhìn thấy ở bưu điện là: Đóng gói, kí tên, đóng dấu, xếp hàng vào thùng…

2. Quan sát, trả lời và thảo luận

a. Quan sát hình 2 và với hiểu biết của mình, hãy trả lời:

– Ở bưu điện thường diễn ra các hoạt động gì?

– Nêu lợi ích của các hoạt động bưu điện ở trong đời sống

– Ngoài cách gửi thư và gọi điện ở bưu điện, chúng ta có thể gửi thư và gọi điện bằng cách nào?

– Thảo luận: Khi nhận thư từ hoặc bưu phẩm, em sẽ làm gì và nói gì với nhân viên bưu điện?

Trả lời:

– Ở bưu điện thường diễn ra các hoạt động: nhận, phân loại, đóng gói và chuyển thư, bưu thiếp, báo, tạp chí, ấn phẩm quảng cáo, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa hoặc tài liệu theo các tuyến và khu vực.

– Lợi ích của những hoạt động ở bưu điện trong đời sống là có thể giúp chúng ta vận chuyển thư từ, đồ vật đến địa chỉ của người mình muốn gửi nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

– Ngoài cách gửi thư và gọi điện ở bưu điện, chúng ta có thể gửi thư bằng cách gửi qua gmail hoặc gọi điện thoại bằng máy bàn ở nhà hoặc điện thoại di động.

– Khi nhận thư từ hoặc bưu phẩm, em sẽ phải kí tên xác nhận là mình đã nhận được thư hoặc hàng. Ngoài ra, em không quên gửi lời cảm ơn đến nhân viên bưu điện.

3. Liên hệ thực tế

– Hằng ngày, em biết được nhiều thông tin là nhờ những phương tiện nào?

– Khi sử dụng những phương tiện đó em cần lưu ý gì?

Trả lời:

a. Hằng ngày, em biết được nhiều thông tin là nhờ một số phương tiện như:

– Ti vi

– Đài

– Báo, tạp chí

– Máy tính có kết nối mạng

– Điện thoại có kết nối mạng…

b. Khi sử dụng những phương tiện như ti vi, máy tính, điện thoại, em không nên nhìn quá nhiều hoặc nhìn quá gần để không bị ảnh hưởng xấu đến mắt. Ngoài ra, với máy tình và điện thoại, khi đọc thông tin, chúng ta nên đọc những trang tin tức chính thống của nhà nước để thông tin được chính xác nhất.

4. Thực hiện nhiệm vụ

a. Lấy bảng ở góc học tập

b. Viết tên các chương trình vào cột (1) và (3)

Chương trình truyền hình Chương trình phát thanh
Tên chương trình (1) Tác dụng (2) Tên chương trình (3) Tác dụng (4)

c. Hoàn thành các cột còn lại

d. Trao đổi kết quả với nhóm khác.

Trả lời:

Chương trình truyền hình Chương trình phát thanh
Tên chương trình (1) Tác dụng (2) Tên chương trình (3) Tác dụng (4)
Bố là số 1 Giải trí và hiểu được tâm lí của nhiều người cha Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam Biết thêm được nhiều nền văn hóa khác nhau của các dân tộc anh em.
Bố ơi mình đi đâu thế Giải trí và hiểu rút ra bài học trong cách ứng xử với cha mình. Văn nghệ thiếu nhi Nghe các ca khúc thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi để giải trí
Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 Củng cố và bổ sung kiến thức Kể chuyện và hát ru cho bé Biết thêm nhiều câu chuyện cho thiếu nhi.

5. Đọc và cho biết

a) Đọc đoạn văn sau:

Hoạt động thông tin liên lạc

Bưu điện, đài truyền hình, đài phát thanh, … là những cơ sở thông tin liên lạc. Ở những cơ sơ này diễn ra các hoạt động nhận, chuyển thư tín, bưu phẩm, tiền, phát và thu nhận thông tin giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.

Chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ những phương tiện thông tin liên lạc.

b) Hãy cho biết:

– Tên một số hoạt động thông tin liên lạc?

– Em nên làm gì để giữ gìn và bảo vệ các phương tiện thông tin liên lạc?

Trả lời:

– Tên một số hoạt động thông tin liên lạc là: nhận, chuyển thư tín, bưu phẩm, tiền; phát và thu nhận thông tin giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước và nước ngoài.

– Để giữ gìn và bảo vệ các phương tiện thông tin liên lạc, chúng ta cần phải bảo quản và sử dụng cẩn thận, không phá phách, nghịch ngợm làm hư hỏng nó.

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc và trả lời:

a. Đọc các cụm từ dưới đây:

Đài phát thanh        Bưu điện        Nhà máy

Viện bảo tàng       Trường học       Đài truyền hình

b. Trả lời câu hỏi:

– Theo em, những cụm từ nào dùng để chỉ cơ sở thông tin liên lạc? Hãy viết những cụm từ đó?

– Ở tỉnh hoặc thành phố em có những cơ sở thông tin liên lạc nào?

Trả lời:

– Theo em, những cụm từ dùng để chỉ cơ sở thông tin liên lạc là:

   + Đài phát thanh

   + Đài truyên hình

   + Bưu điện

– Ở thành phố Hà Nội nơi em ở có những cơ sở thông tin liên lạc: Bưu điện Hà Nội, Đài phát thanh Hà Nội, đài truyền hình Hà Nội. Ngoài ra, ở thành phố Hà Nội còn có nhiều cơ sở bưu điện nhỏ khác nhau cùng nhiều hãng truyền hình khác nhau, nhiều cơ quan báo điện tử và báo in….

2. Suy nghĩ và trả lời

a. Ghép các số (1, 2, 3) ở cột A với các chữ cái (a, b, c) ở cột B cho phù hợp

b. So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa đài truyền hình và đài phát thanh?

Trả lời:

a. Ghép cột A với cột B là:

b. Sự giống nhau và khác nhau của đài truyền hình và đài phát thanh là:

Giống nhau: Phát và thu nhận thông tin trên các lĩnh vực bằng lời

Khác nhau:

– Đài phát thanh: Chỉ dùng lời nói và tiếng động để truyền tải.

– Đài truyền hình: Dùng cả lời nói, âm thanh, hình ảnh sống động để truyền tải

3. Chơi trò chơi “Alo, alo”

a) Cũng nghĩ ra 1 tình huống để gọi điện thoại

b) Chúng em phân vai: 1 bạn là người gọi điện thoại, 1 bạn là người nhận điện thoại.

c) Hai bạn thực hành gọi điện thoại theo tình huống của nhóm

d) Các bạn khác trong nhóm lắng nghe và nhận xét

Trả lời:

Hoạt động thực hành trên lớp học

C. Hoạt động ứng dụng

Hãy liên lạc với người quen bằng một trong những cách dưới đây:

a) Viết và gửi thư qua bưu điện

b) Viết và gửi thư điện tử

c) Gọi điện thoại, …

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1109

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống