Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu c1 (trang 48 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã biết. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi tác dụng.
Lời giải:
– Tác dụng từ : nam châm điện, chuông đồng hồ ; dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non làm cho nó hút được các vật bằng sắt thép
– Tác dụng nhiệt: dây dẫn có dòng điện chạy qua bị nóng lên như bàn là.
– Tác dụng hóa học: bình điện phân; mạ kim loại; dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunfat làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám một lớp đồng.
– Tác dụng sinh lí: máy kích tim; dòng điện chạy qua cơ thể người làm tim ngừng đập, cơ co giật…
– Tác dụng phát sáng: bóng đèn điôt ; dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm nó sáng lên.
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu c2 (trang 48 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Nối hai đầu bóng đèn dây tóc vào hai cực của một pin
– Chiều và cường độ dòng điện chạy qua đèn có thay đổi theo thời gian không?
– Cho biết trong 4s có một đại lượng 2C chạy qua tiết diện thẳng của dây tóc đèn. Tìm cường độ dòng điện chạy qua đèn.
Lời giải:
Chiều của dòng điện chạy qua đèn không đổi nhưng cường độ dòng điện xét trong môi khoảng thời gian dài thì thay đổi theo thời gian.
Cường độ dòng điện chạy qua đèn: I=q/t=0,5A
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu c3 (trang 49 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu quy tắc dùng ampe – kế
Lời giải:
* Để đo cường độ dòng điện chạy qua một vật dẫn người ta dùng một ampe kế mắc nối tiếp vào mạch.
– Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cường độ dòng điện cần đo.
– Điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
– Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực dương (+) của nguồn điện, không mắc trực tiếp hai chốt ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
– Ước lượng giá trị cường độ dòng điện cần đo.
– Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
* Để giảm sai số của phép đo do ảnh hưởng của ampe kế người ta phải dùng ampe kế có điện trở rất nhỏ, bằng cách mắc điện kế G song song với một điện trở RS có điện trở rất nhỏ (mắc sơn).
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu c4 (trang 49 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Trình bày cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
Lời giải:
Mắc vôn kế song song với hai đầu điện trở để đo giá trị hiệu điện thế U.
Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở để đo cường độ dòng điện I qua điện trở
Giá trị của điện trở được xác định bằng công thức:
R=U/I
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu c5 (trang 49 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Viết công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn đồng tính có dạng hình trụ tiết diện S chiều dài ℓ, làm bằng vật liệu có điện trở suất ρ và chỉ ra đơn vị của các đại lượng trong công thức
Lời giải:
Công thức tính điện trở :
ℓ là chiều dài dây dẫn (m); S là tiết diện của dây (m2); ρ là điện trở suất (Ω.m)
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu 1 (trang 51 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Dòng điện là gì? Cường độ dòng điện là gì? Chiều của dòng điện được xác định như thế nào?
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện, được xác định bằng thương số giữa điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó:
Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu 2 (trang 51 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Dòng điện có tác dụng gì
Lời giải:
– Tác dụng từ
– Tác dụng nhiệt
– Tác dụng hóa học
– Tác dụng sinh lý
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Câu 3 (trang 51 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Nguồn điện là gì? Suất điện động của nguồn là gì?
Lời giải:
• Nguồn điện là một thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Nguồn điện bao giờ cũng có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-).
• Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
Biểu thức: ℰ = A/q, đơn vị Vôn – kí hiệu V
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Bài 1 (trang 51 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn phương án đúng
Bốn đồ thị a, b, c, d ở hình 10.4 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. Các trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là:
A. Hình 10.4 a
B. Hình 10.4 d
C. Hình 10.4 c
D. Hình 10.4 b
Lời giải:
Công thức trường hợp trong đó vật dẫn có điện trở R tuân theo định luật Ôm là:
I = U/R → Đồ thị của I theo U là đường thẳng.
Hệ quả: U = I.R ⇒ đồ thị của U theo I là đường thẳng ⇒ đồ thị 10.4 c thỏa mãn.
Đáp án: C
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Bài 2 (trang 52 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn phương án đúng
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:
A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó
B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
C. Khả năng thực hiện công của nguồn điện
D. Khả năng tác dụng lực của nguồn điện
Lời giải:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Đáp án: C
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)
Bài 3 (trang 52 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15 culông dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây
Lời giải:
Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện trong 1s là : q = 15/30 = 0,5C
Độ lớn điện tích của electron : 1e = 1,6.10-19 C
Số electron đi qua tiết diện thẳng trong 1s là:
Đáp số: 0,3125.1019 electron
Trả lời câu hỏi C giữa bài
Trả lời Câu hỏi (trang 51)
Giải Bài tập (trang 51-52)