Chương 1: Điện tích – Điện trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu c1 (trang 28 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Nếu trong phần rỗng của vật dẫn có một điện tích, thì điện trường trong phần rỗng đó bằng bao nhiêu ?

Lời giải:

Điện trường trong phần rỗng sẽ khác không

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

Câu c2 (trang 30 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Tại sao ở thí nghiệm hình 6.2 ta cần nối quả cầu thử với núm kim loại của tĩnh điện kế còn thí nghiệm ở hình 6.3 (SGK) thì không nối quả cầu thử với núm kim loại của điện nghiệm?


Lời giải:

Ở thí nghiệm hình 6.2 SGK là để xác định điện thế trên bề mặt vật dẫn. Điện thế này phụ thuộc vào cách chọn mốc điện thế. Việc nối quả cầu thử với núm kim loại của điện kế là để thống nhất chọn mốc điện thế chung trong các phép đo là núm kim loại của điện kế.

Còn thí nghiệm ở hình 6.3 SGK là để xác định sự phân bố điện tích trên bề mặt vật dẫn, điều này không cần phải chọn “mốc điện tích”. Do đó, không nối quả cầu thử với núm kim loại của điện nghiệm.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

Câu 1 (trang 31 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Dựa trên căn cứ nào, ta suy đoán rằng cường độ điện trường ở mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật dẫn?

Lời giải:

Vật dẫn là vật có nhiều electron tự do. Nếu cường độ điện trường E ở mặt ngoài vật dẫn mà không vuông góc với bề mặt vật dẫn, thì bao giờ cũng có thể phân tích thành hai phần:

Trong đó :

là thành phần vuông góc với bề mặt vật dẫn

là thành phần song song với bề mặt vật dẫn

Thành phần sẽ tác dụng lên các electron tự do một lực từ song song với bề mặt vật dẫn làm các electron chuyển động trên bề mặt và tạo thành dòng điện.

Trong thực tế, ta không thấy dòng điện này. Nên ta suy đoán rằng cường độ điện trường ở mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật dẫn.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

Câu 2 (trang 31 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Giả sử người ta làm cho một electron tự do từ một miếng sắt vốn là trung hòa điện di chuyển sang một vật khác. Hỏi khi đó mặt ngoài của miếng sắt là mặt nhiễm điện hay mặt trung hòa điện?

Lời giải:

Khi một electron tự do từ một miếng sắt vốn là trung hòa về điện di chuyển sang một vật khác thì miếng sắt sẽ nhiễm điện dương. Do vậy mặt ngoài của miếng sắt là mặt nhiễm điện.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

Câu 3 (trang 31 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy giải thích vì sao khi đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện dương? Nếu đưa lại gần quả cầu bấc một vật nhiễm điện âm thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện âm hay bị đẩy ra xa vật đó?

Lời giải:

+ Khi đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì hạt nhân và các electron trong các nguyên tử của quả cầu chịu tác dụng của một lực điện trường do vật nhiễm điện dương gây ra. Các electron sẽ dịch chuyển ngược chiều điện trường nghĩa là xê dịch về phía gần vật nhiễm điện dương nên phần này có điện tích âm. Vì vậy quả cầu sẽ bị hút về phía vật nhiễm điện dương.

+ Tương tự như vậy, khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì hạt nhân và các electron trong các nguyên tử của quả cầu chịu tác dụng của lực điện trường do vật nhiễm điện âm gây ra. Các electron xê dịch ngược chiều điện trường nghĩa là xê dịch về phía xa vật nhiễm điện âm nên phần gần vật nhiễm điện có điện tích dương. Vì vậy quả cầu sẽ bị hút về phía vật nhiễm điện âm. Tóm lại, vật nhiễm điện dù âm hay dương lại gần một quả cầu bấc thì quả cầu bấc cũng bị hút về phía vật nhiễm điện.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

Bài 1 (trang 31 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn phương án đúng

Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu:

A. Chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu

B. Chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu

C. Phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu

D. Phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện âm, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện dương.

Lời giải:

Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.

Đáp án B.

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

Bài 2 (trang 31 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Trong các câu sau, chỉ ra đúng hay sai

Đúng Sai
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện dương thì điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu lớn hơn điện thế ở tâm quả cầu.
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vectơ điện trường tại điểm bất kỳ bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu.
C. Vectơ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó.
D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.

Lời giải:

Đúng Sai
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện dương thì điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu lớn hơn điện thế ở tâm quả cầu. X
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vectơ điện trường tại điểm bất kỳ bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu. X
C. Vectơ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó. X
D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm. X

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi (trang 31)

Giải Bài tập (trang 31)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1160

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống