Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
cố định
Câu hỏi trang 192 Địa Lí lớp 6 – Cánh diều: Nội dung thực hành
Tìm hiểu về sự tác động của các hoạt động sản xuất (ví dụ: chăn nuôi gia súc, làm đường giao thông, khai thác khoáng sản,…) ở địa phương lên môi trường tự nhiên.
Chuẩn bị
– Thành lập nhóm và lựa chọn một hoạt động sản xuất ở địa phương để cùng tìm hiểu về sự tác động của hoạt động sản xuất đó lên môi trường tự nhiên.
– Các nhóm tiến hành thu thập, sưu tầm tranh ảnh, số liệu, viđeo clip,… để làm minh chứng cho những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất ở địa phương lên môi trường tự nhiên.
– Các nhóm trao đổi và viết báo cáo đưới đạng bài viết, sơ đồ, tranh ảnh, video clip,… về những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất ở địa phương lên môi trường tự nhiên.
Tổ chức thực hành
– Các nhóm thảo luận để tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất lên môi trường tự nhiên.
– Đại điện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
– Nhận xét và đánh giá sản phẩm của nhóm mình và sản phẩm của nhóm bạn.
– Đưa ra thông điệp tuyên truyền cho người dân ở địa phương về việc sử đụng
hợp lí và bào vệ môi trường tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất.
Gợi ý một số hoạt động sản xuất có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên môi trường tự nhiên:
– Các tác động tích cực:
+ Chăn nuôi gia súc theo mô hình vườn – ao – chuồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường.
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm vừa để sản xuất, vừa giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng hồ thủy lợi, chứa nước phục vụ cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.
– Các tác động tiêu cực:
+ Làm đường giao thông làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
+ Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí vùng khai thác.
+ Phun thuốc trừ sâu, gây ô nhiễm môi trường.
+ Đốt rừng làm nương rẫy làm thu hẹp diện tích rừng, gây ô nhiễm không khí.
cố định