Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Khởi động trang 43 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Em hãy quan sát các bạn dưới dây và đoán xem bạn nào là công dân Việt Nam, bạn nào không phải là công nhân Việt Nam?
Lời giải:
– Công dân Việt Nam là các bạn: Hoa, Sùng Nhi.
– Không phải công dân Việt Nam: Nam Peter, Anna, jim.
Khám phá 1 trang 44 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo:
– Căn cứ nào để xác định một người nào là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
– Căn cứ nào để xác định một người có quốc tịch Việt Nam?
Lời giải:
– Căn cứ để xác định một người nào là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là: người có quốc tịch Việt Nam.
– Căn cứ để xác định một người có quốc tịch Việt Nam:
1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
11. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Khám phá 2 trang 45 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo:
Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi
Thông tin nào trong các giấy tờ trên cho biết đó là Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
Lời giải:
Thông tin trong các giấy tờ trên cho biết đó là Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là:
– Trong giấy khai sinh: nơi sinh, quốc tịch của bố mẹ.
– Trong căn cước công dân: quê quán, nơi cấp.
Khám phá 3 trang 45 – 46 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo:
Tìm hiểu các điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của luật Quốc tịch 2008 , sửa đổi, bổ sung 2014 và xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây:
1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
11. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luyện tập 1 trang 46 – 47 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo:
Em hãy đọc và thảo luận các tình huống sau:
– Tình huống 1:Hậu sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam. Khi sinh ra Hậu, bố mẹ bạn là người không có quốc tịch Việt Nam nhưng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Năm qua, bố mẹ bạn đã được nhận quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
Theo em, bạn Hậu có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
– Tình huống 2: Lisa là học sinh mới của lớp 6B. Bạn rất đáng yêu và gây ấn tượng với làn da trắng, mái tóc đen rất đẹp. Bố mẹ Lisa đều là công dân Việt Nam nhưng công tác
Pháp nhiều năm. Lisa cũng được sinh ra ở Pháp và đã sống cùng bố mẹ ở đó 10 năm. Gia đình bạn mới chuyển về Việt Nam được gần 1 năm nay. Lisa nói Tiếng Việt chưa tốt bằng các bạn trong lớp. Vì vậy, một số bạn ở lớp 6B cho rằng, Lisa không phải là công dân Việt Nam.
Em có đồng tình với ý kiến của một số bạn lớp 6B không? Vì sao?
– Tình huống 3: Vợ chồng chú Minh là công dân Việt Nam, sinh sống tại Hà Nội. Năm 2018, vợ chồng chú Minh xin thôi quốc tịch Việt Nam để sang định cư ở Hàn Quốc và đã có quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì lí do về sức khỏe nên gia đình chú Minh chưa nhập quốc tịch Hàn Quốc được và vẫn ở lại Hà Nội. Năm 2019, vợ chồng chú sinh bé Hải Phong tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Theo em, bé Hải Phong có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
Lời giải:
– Tình huống 1: Theo em bạn hậu là công dân Việt Nam. Vì bạn được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.
– Tình huống 2: Em không đồng tình với một số ý kiến của một số bạn lớp 6B không. Vì mặc dù Lisa không được sinh ra ở Việt Nam nhưng bố mẹ Lisa là công dân Việt Nam.
– Tình huống 3: Theo em bé Hải Phong là công dân Việt Nam. Vì bé được sinh ra ở Việt Nam.
Luyện tập 2 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo:
Chia sẻ tấm gương Việt Nam tiêu biểu:
– Em hãy chia sẻ ít nhất về một công dân Việt Nam mà em cảm thấy tự hào?
– Em học tập được gì qua tấm gương đó?
– Em sẽ làm gì để xứng đáng với công dân Việt Nam?
Lời giải:
– Một công dân Việt Nam mà em cảm thấy tự hào là Bác Hồ.
– Em học tập được qua tấm gương đó là: tinh thần yêu nước, phong cách sống giản dị, lối sống giản dị và sự tự lập của Bác trên con đường cách mạng đến cuộc sống hàng ngày.
– Em sẽ cố gắng học tập tốt và rèn luyện bản thân mình ngày một tốt hơn để xứng đáng với công dân Việt Nam.
Vận dụng 1 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Tự giới thiệu về bản thân
Lời giải:
Gợi ý: Các em có thể nói về những điều sau về bản thân:
– Tên, tuổi, quê quán.
– Sở trường, sở đoản.
– Ước mơ và kế hoạch để thực hiện ước mơ đó là gì?
Vận dụng 2 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6 – Chân trời sáng tạo:
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt nam
(Lê Anh Xuân)
Câu thơ trên thể hiện sự tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Là học sinh em cần làm gì để trở thành công dân có ích?
Lời giải:
Để có đủ sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết học sinh cần chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá – đạo đức truyền thống của dân tộc.
Quan tâm đến đời sống chính trị – xã hội của địa phương, đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng…
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhất là đối với các thế lực phản động luôn muốn chống phá nhà nước, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nhân dân trong và ngoài nước, cần quyết liệt và khôn khéo đấu tranh chống lại. Đối với những hành vi làm tổn hại đến uy tín, danh dự, hình ảnh của đất nước và nhân dân cần lên án và loại bỏ.
Hơn thế nữa, mỗi học sinh và gia đình mình cần sống trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Ngoài tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho xã hội. Chỉ cần học tập phấn đấu không phá phách, trộm cướp, ma túy và các tệ nạn xã hội là các bạn đã có thể giúp ích cho xã hội và khi các học học thành tài làm việc trong cơ quan nhà nước dù bất cứ ở một bộ máy nào thì các bạn cũng đang giúp ích cho nhân dân.