Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
1 trang 28 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Tìm hiểu về truyền thống địa phương
– Bốc thăm theo nhóm để chọn ngẫu nhiên một trong bốn loại thẻ màu dưới đây.
– Kể tên các truyền thống địa phương thuộc lĩnh vực mà em bốc thăm được.
– Lựa chọn một truyền thống và nêu đặc điểm nổi bật của truyền thông đó.
Trả lời:
– Lĩnh vực Ẩm thực:
– Các truyền thống địa phương thuộc lĩnh vực ẩm thực là: Chả mực Hạ Long, bánh đậu xanh Hải Dương, nhãn Hưng Yên, phở bò Nam Định.
– Truyền thống nấu bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết:
+ Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.
+ Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.
2 trang 29 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Giới thiệu về một truyền thống địa phương
– Mỗi nhóm giới thiệu về một truyền thống của địa phương theo gợi ý dưới đây:
+ Tên lịch sử ra đời
+ Tên truyền thống
+ Thời điểm diễn ra trong năm
Trả lời:
– Truyền thống lễ hội Carnaval Hạ Long
– Lễ hội là khởi đầu cho một mùa hè sôi nổi ở Hạ Long, và thường được tổ chức vào cuối tháng 4 – đầu tháng năm, trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5.
3 trang 29 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Thi hỏi đáp nhanh về truyền thông quê hương theo gợi ý sau đây
– Các hội thi bốc thăm câu hỏi và đáp án của truyền thống địa phương:
Trả lời:
1. Làng nghề gốm Bát Tràng có gì nổi bật?
+ Bát Tràng là làng nghề gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam.
+ Làng gốm sứ Bát Tràng đã tồn tại cách đây khoảng hơn 500 năm.
+ Mỗi sản phẩm của làng gốm sứ Bát Tràng không chỉ gắn liền với cuộc sống người Việt mà còn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
2. Làng nghề gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nào?
– Làng nghề gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lê.
4 trang 29 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Người lưu giữ truyền thống địa phương
– Hãy chia sẻ về những của gia đình, dòng họ, thôn, xã, phường…. nơi em sống trong việc góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống của địa phương.
– Đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về những người đang góp phần giữ gìn truyền thống.
Trả lời:
Ví dụ:
– Truyền thống quan họ ở Bắc Ninh.
– Hiện nay, ở Bắc Ninh vào dịp đầu xuân mỗi năm đều tổ chức Hội Lim, nhằm giữ gìn phát huy truyền thống quan họ ở đây.
– Việc giữ gìn phát huy truyền thống này có khó không, khi mà nhiều loại nhạc trẻ ra đời?
5 trang 30 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương
Tranh luận vẻ sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thông tốt đẹp của quê hương.
Trả lời:
– Cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, vì:
+ Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
+ Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.
6 trang 30 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Truyền thống và thế hệ trẻ
Thảo luận về vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Trả lời:
+ Em nghĩ mình cần phải biết tiếp thu có chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
+ Cần phải ủng hộ những truyền thống văn hóa nước nhà được lưu truyền.
7 trang 30 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 – Cánh diều: Thu hoạch sau chủ đề tiếp nối truyền thống quê hương
Chia sẻ những thông tin em đã thu hoạch được và cảm nhận của em về các truyền thống của địa phương mình.
Trả lời:
– Những thông tin em đã thu hoạch được và cảm nhận của em về các truyền thống của địa phương mình:
+ Truyền thống hát quan họ ở Bắc Ninh quê hương em rất được ưa chuộng.
+ Em cũng đang được bố mẹ cho đi học hát quan họ.
+ Em cảm thấy rất tự hào về truyền thống của địa phương mình và sẽ giới thiệu về truyền thống ở địa phương em với các bạn khác.