Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo.
Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
Chủ đề 2: Các phép đo
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Câu hỏi trang 4 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên?
Trả lời:
– Ví dụ về chất: Chất hữu cơ (đường, cồn, …), chất vô cơ (muối, oxit, …)
– Ví dụ về năng lượng: năng lượng điện, năng lượng ánh sáng….
– Ví dụ về thực vật: thực vật rễ cọc (cây bưởi, cây xoài…), thực vật rễ chùm (cây lúa, cây sả…)
– Ví dụ về động vật: động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát…), động vật không có xương sống (bọt biển, san hô, sứa…)
Câu hỏi trang 5 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên
Trả lời:
Những hoạt động là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên:
a/ Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
b/ Tìm hiểu vũ trụ
c/ Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam
g/ Lai tạo giống cây trồng mới
Câu hỏi trang 5 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên
Trả lời:
– Những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên:
+ Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.
+ Tìm hiểu về biến chủng covid
+ Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
– Những hoạt động không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên:
+ Chơi bóng rổ:
+ Cấy lúa:
+ Đánh đàn:
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
Câu hỏi trang 12 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Nếu muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào?
2. Nếu muốn biết thời gian, bạn dùng dụng cụ nào?
3. Nếu muốn nhìn thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào?
Trả lời:
1. Muốn đo chiều cao nên dùng thước dây hoặc thước mét:
Thước dây
Thước mét
2. Muốn biết thời gian nên dùng đồng hồ
3. Muốn nhìn thấy vật rất nhỏ nên dùng kính lúp hoặc kính hiển vi
Kính lúp
Kính hiển vi
Câu hỏi trang 13 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng.
Trả lời:
– Những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng:
+ Dùng cân đồng hồ để đo cân nặng của người thân.
+ Dùng đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường hoặc đồng hồ trong điện thoại để bấm thời gian nấu chín thức ăn.
+ Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người
+ Dùng thước mét để đo chiều cao
…………………………
…………………………
…………………………