Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất.
Chủ đề 3: Các thể của chất
Chủ đề 4: Oxygen và không khí
Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
Chủ đề 6: Hỗn hợp
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất
Câu hỏi trang 30 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Chúng ta có thể dễ dàng đi lại trong không khí, có thể lội được trong nước nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Em có biết vì sao không?
Trả lời:
Bức tường là chất rắn, mà các “hạt” cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được.
Câu hỏi trang 30 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Sắp xếp những vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống.
Trả lời:
– Vật thể tự nhiên: con gà, bắp ngô, vi khuẩn, nước.
– Vật thể nhân tạo: bình chứa khí oxygen (oxi), bút chì.
– Vật không sống: bình chứa khí oxygen (oxi), bút chì, nước.
– Vật sống: con gà, bắp ngô, vi khuẩn.
Câu hỏi trang 31 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?
1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa).
2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm.
3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước.
4. Thân cây bạch đàn có nhiều cenllulose, dùng để sản xuất giấy.
Trả lời:
– Vật thể tự nhiên: cây bạch đàn.
– Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.
– Vật sống: cây bạch đàn
– Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.
– Chất: đồng, nhôm, chất dẻo, acetic acid, nước, cellulose
Câu hỏi trang 31 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều:
1. Hãy kể tên một số chất có trong:
– Nước biển
– Bắp ngô
– Bình chứa khí oxygen
2. Hãy kể tên các vật thể chứa một trong số các chất sau:
– Sắt
– Tinh bột
– Đường
Trả lời:
1. Một số chất có trong:
– Nước biển: muối natri clorid, nước …
– Bắp ngô: tinh bột, nước, cellulose…
– Bình chứa oxygen: oxygen (oxi).
2. Các vật thể chứa một trong những chất sau:
– Sắt: xe đạp; máy xúc; tàu hỏa …
– Tinh bột: hạt ngô; hạt gạo; củ khoai; củ sắn…
– Đường: quả nho; cây mía; cây thốt nốt …
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
Câu hỏi trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Có ba bình: một bình chứa nước, một bình chứa rượu uống và một bình chứa giấm ăn. Làm thế nào để phân biệt chúng?
Trả lời:
Căn cứ vào mùi vị của các chất ta có thể phân biệt được 3 chất này.
Tuy nhiên với các chất mà chúng ta chưa biết rõ, tuyệt đối không nên phân biệt bằng cách thử mùi vị, vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Câu hỏi trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.
Trả lời:
– Một số tính chất hóa học của nước:
+ Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
+ Nước sôi ở 100oC và hóa rắn ở 0oC.
+ Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (như muối, đường…); chất lỏng (như rượu; axit …); chất khí (như Chlorine (clo)…).
– Ví dụ:
+ Bằng cách ngửi mùi có thể phân biệt được nước và cồn.
+ Bằng cách nếm có thể phân biệt được cốc đựng nước lọc và cốc đựng nước đường.
Câu hỏi trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể ở hình 6.1.
Trả lời:
a) Dây đồng: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
b) Kim cương: thể rắn, trong suốt, cứng, sáng lấp lánh.
c) Đường: thể rắn, cứng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
d) Dầu ô liu: thể lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Câu hỏi trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy kể tên một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết.
Trả lời:
Một số tính chất vật lý khác của chất mà em biết: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, tính ánh kim …
…………………………
…………………………
…………………………