Chương 2: Chất quanh ta

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 30 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước tạo ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?

cố định

Lời giải:

Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, băng tan,…

cố định

Câu hỏi 1 trang 30 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết

cố định

Lời giải:

Chất ở thể rắn: sắt, đồng, nhôm, bạc, đá,…

Chất ở thể lỏng: nước, thủy ngân,…

Chất ở thể khí: hơi nước, khí nitrogen, khí oxygen,…

cố định

Câu hỏi 2 trang 30 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?

cố định

Lời giải:

Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.

cố định

Hoạt động 1 trang 30 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí

Chuẩn bị: 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh, nước có pha màu.

Tiến hành:

 

Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

cố định

Lời giải:

Hình dạng: 

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Hình dạng

Hình dạng cố định

Hình dạng theo vật chứa

Hình dạng theo vật chứa

Khả năng chịu nén

Rất khó nén

Khó nén

Dễ nén

cố định

Câu hỏi 3 trang 31 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí?

cố định

Lời giải:

Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm quanh không gian, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể khí.

cố định

Câu hỏi 4 trang 31 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?

cố định

Lời giải:

Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất vật lí của thể lỏng vì nó có hình dạng theo vật chứa và chảy, lan ra mọi hướng.

cố định

Câu hỏi 5 trang 31 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể rắn?

cố định

Lời giải:

Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có hình dạng ổn định và không bị nén, không bị chảy đi nên có thể đứng trên đó.

cố định

Câu hỏi 6 trang 32 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhiệt độ nóng chảy của sắt (iron), thiếc (tin) và thủy ngân (mercury) lần lượt là 15380C, 2320C, -390C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

cố định

Lời giải:

Từ nhiệt độ nóng chảy thì chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân.

cố định

Câu hỏi 7 trang 32 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?

cố định

Lời giải:

Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy cục đá tan dần thành nước

cố định

Câu hỏi 8 trang 32 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).

cố định

Lời giải:

Khi chuyển sang mùa hè, băng tuyết tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng, nước đã chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

cố định

Hoạt động 2 trang 33 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

cố định

Lời giải:

cố định

Câu hỏi 9 trang 34 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.

cố định

Lời giải:

Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng ,xảy ra với nhiều chất khác nhau, xảy ra tại mọi nhiệt độ

Khác nhau:

+ Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

+ Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

cố định

Câu hỏi 10 trang 34 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.

cố định

Lời giải:

Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Điểm khác nhau :
+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
 + Sự sôi : chất lỏng vừa
hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. 

cố định

Hoạt động 3 trang 35 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo dõi nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi

Chuẩn bị: nước cất, cốc thủy tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn.

Tiến hành: đun nóng nước cất trong cốc chịu nhiệt. Khi đun sôi, ta sẽ thấy các bọt khí nổi lên rất nhanh và vỡ tung trên bề mặt nước.

Em hãy:

1. Ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế trong quá trình đun nước đến sôi (1 phút ghi 1 lần, ghi khoảng 4 đến 5 lần)

2. Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước sôi.

cố định

Lời giải:

1. Học sinh tự tiến hành

2. Nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước sôi không thay đổi.

cố định

Em có thể 1 trang 35 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn.

cố định

Lời giải:

Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì chất ở thể rắn có hình dạng cố định.

cố định

Em có thể 2 trang 35 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trình bày được sự nóng chảy, hóa hơi, ngưng tụ, đông đặc trong vòng tuần hoàn của nước trên trái đất.

cố định

Lời giải:

Sự nóng chảy, hóa hơi, ngưng tụ, đông đặc trong vòng tuần hoàn của nước trên trái đất:

Nước ở trong băng tuyết tan vào mùa xuân tạo thành nước ở dạng lỏng.

Nước ở dạng lỏng bay hơi tạo thành dạng khí ở trong mây.

Khi gặp nhiệt độ thấp các phân tử nước trong mây ngưng tụ lại gây ra mưa, tạo nước ở dạng lỏng.

Vào mùa đông, nhiệt độ thấp hơn 0 độ CC; nước ở dạng lỏng đông đặc lại tạo thành băng, tuyết.

cố định

Em có biết 1 trang 35 Bài 10 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn. Theo em, nắng và gió ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh, chậm của nước?

cố định

Lời giải:

Khi có gió, các phân tử nước vừa bay hơi ở bề mặt áo quần ướt sẽ bị gió thổi bay đi, tạo điều kiện cho các phân tử khác bay hơi dễ dàng hơn, nên quá trình bay hơi diễn ra nhanh.
Khi có nắng thì nhiệt độ bề mặt áo quần ướt sẽ tăng lên, khiến cho nước dễ bay hơi hơn, quá trình bay hơi, khô áo quần nhanh hơn.

Nhiệt độ sôi của một chất còn phụ thuộc vào áp suất trên bề mặt chất lỏng. Ở trên núi cao, áp suất khí quyển thấp hơn bình thường, nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C, nên nấu cơm sẽ khó chín.

cố định

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1107

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống