Chương 8: Lực trong đời sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 147 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực?

cố định

Lời giải:

– Khi đặt một hộp bút lên tay, ta cảm thấy nặng, chứng tỏ hộp bút đã tác dụng lực lên tay ta. 

– Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Để biểu diễn (vẽ) lực, ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực như sau:

+ Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.

+ Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

cố định

Câu hỏi 1 trang 147 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em lực nào trong Hình 41.1 là mạnh nhất, yếu nhất? Hãy sắp xếp các lực này theo thứ tự độ lớn tăng dần.

cố định

Lời giải:

– Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất.

– Lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất.

– Các lực được sắp xếp theo thứ tự độ lớn tăng dần là:

1. Lực của em bé ấn nút chuông điện.

2. Lực của người mẹ kéo cửa phòng.

3. Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên.

4. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.

cố định

Câu hỏi 2 trang 147 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy so sánh độ lớn lực kéo của hai đội kéo co trong Hình 41.2a và 41.2b.

cố định

Lời giải:

– Trong hình 41.2a: độ lớn lực kéo của 2 đội là bằng nhau vì băng đỏ buộc giữa sợi dây đứng yên.

– Trong hình 41.2b: độ lớn lực kéo của đội bên phải lớn hơn độ lớn lực kéo của đội bên trái vì băng đỏ buộc giữa bị kéo lệch về bên phải.

cố định

Câu hỏi 3 trang 147 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy tìm hai lực trong đời sống có độ lớn khác nhau.

cố định

Lời giải:

Độ lớn lực của con trâu kéo cái cày khác với độ lớn lực của tay người khi kéo dây cung.

cố định

Hoạt động 1 trang 148 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút của em lên khỏi mặt bàn và dùng lực kế kiểm tra.

cố định

Lời giải:

– Sử dụng lực kế để đo lực kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn.

Học sinh dự đoán và dùng lực kế để kiểm tra.

Ví dụ:

– Dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,5 N.

– Dùng lực kế để đo độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,3 N.

cố định

Câu hỏi 4 trang 149 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy mô tả bằng lời phương và chiều của các lực trong Hình 41.5.

cố định

Lời giải:

– Hình 41.5a: Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

– Hình 41.5b: Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.

– Hình 41.5c: Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

cố định

Hoạt động 2 trang 150 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy nêu các đặc trưng của các lực vẽ trong mặt phẳng đứng dưới đây theo tỉ xích 1cm ứng với 1N.

cố định

Lời giải:

– Lực được vẽ trong hình a) có:

+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

+ Phương: nằm ngang.

+ Chiều: từ trái sang phải.

+ Độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).

– Lực được vẽ trong hình b) có:

+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

+ Phương: thẳng đứng.

+ Chiều: từ trên xuống dưới.

+ Độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).

– Lực được vẽ trong hình c) có:

+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

+ Phương:hợp với phương nằm ngang 1 góc 450.

+ Chiều: từ dưới lên trên

+ Độ lớn: 1,5 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 1,5 cm).

cố định

Hoạt động 3 trang 150 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn các lực ở hình dưới, biết:

a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N).

b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N).

c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đt (mỗi dây 6 N).

( Với mỗi trường hợp phải nêu rõ tỉ xích đã chọn cho độ lớn của lực).

cố định

Lời giải:

a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N) có:

– Gốc: tại kẹp giấy

– Phương: trùng với phương của lực hút của nam châm.

– chiều: từ trên xuống dưới

– Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 0,25 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:

b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N) có:

– Gốc: tại viên đạn

– Phương: thẳng đứng.

– Chiều: từ dưới lên trên

– Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 10 N thì mũi tên có độ dài là: 5 cm và được biểu diễn như sau:

c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N) có:

– Gốc: tại quả tạ.

– Phương: trùng với phương của lực tác dụng

– Chiều: từ trên xuống dưới

– Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 3 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:

cố định

Em có thể 1 trang 150 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Biểu diễn lực bằng mũi tên.

cố định

Lời giải:

Để biểu diễn lực, dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

– Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

– Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.

– Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

– Ví dụ: Xách va – li với lực 30 N.

cố định

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1151

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống