Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Câu hỏi 1 trang 41 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Điều kiện tự nhiên nào của vùng lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn Độ?
Lời giải:
* Những điều kiện tự nhiên của vùng lưu vực sông Ấn và sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn Độ:
Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng |
Tác động đến sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ |
– 3 mặt giáp biển. – Phía Bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Himalaya. |
– Thuận lợi: + Hạn chế được sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang. + Góp phần bảo lưu được bản sắc văn hóa truyền thống. – Khó khăn: hạn chế sự giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với thế giới bên ngoài. |
– Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng. |
– Thuận lợi: + Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú. + Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ. + Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước. + Gắn liền với các nghi lễ tôn giáo. – Khó khăn: đặt ra nhu cầu trị thủy. |
– Mỏm cực Nam và dọc theo 2 bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ, màu mỡ, trù phú. |
– Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. – Nhờ có các đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Ấn Độ đã có thể tạo ra một lượng sản phẩm lớn => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo. => Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cùng với nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng. |
– Ở lưu vực sông hằng có khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều). |
– Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối (đặc biệt là cây lúa nước) và vật nuôi. |
Câu hỏi 2 trang 41 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Quan sát lược đồ 8.1, em hãy cho biết sông Ấn chảy qua những quốc gia nào ngày nay?
Lời giải:
– Sông Ấn chảy qua các các quốc gia: Trung Quốc (thượng nguồn của sông Ấn bắt nguồn từ khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc), Ấn Độ và Pakixtan.
Câu hỏi 1 trang 42 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên những cơ sở nào?
Lời giải:
– Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên những cơ sở : sự phân biệt về chủng tộc (người Đra-vi-a và người A-ry-a).
Câu hỏi 2 trang 42 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Qua sơ đồ 8.2, em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất và đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất?
Lời giải:
– Đẳng cấp Brahman (Tăng lữ – quý tộc) là đẳng cấp có vị thế cao nhất.
– Đẳng cấp Sudra là đẳng cấp có vị thế thấp nhất.
Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.
Lời giải:
* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:
– Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo, như: Phật Giáo, Ấn Độ giáo; Jaina giáo…
+ Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
– Lĩnh vực chữ viết: Cư dân Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn (San-krít).
– Lĩnh vực văn học: Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.
– Lịch pháp học: cư dân Ấn Độ đã biết làm ra lịch: chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm có thêm 1 tháng nhuận.
– Khoa học tự nhiên
+ Toán học: sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.
+ Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh.
– Lĩnh vực kiến trúc:
+ Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.
+ Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi…
Câu hỏi 2 trang 43 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Theo em, tôn giáo nào ở Ấn Độ chủ trương mọi người đều bình đẳng?
Lời giải:
– Phật giáo chủ trương tất cả mọi người đều bình đẳng.
Câu hỏi 3 trang 43 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Em hãy cho một ví dụ về một phép toán có sử dụng thành tựu số 0 của Ấn Độ cổ đại.
Lời giải:
– Ví dụ về phép toán có sử dụng thành tựu số 0 của Ấn Độ:
1 + 0 = 1
1 – 0 = 1
1 x 0 = 0
Luyện tập 1 trang 45 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Tại sao cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn?
Lời giải:
– Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất (đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa…). Trong khi đó, ở vùng Nam Ấn địa hình chủ yếu là núi, cao nguyênk khí hậu khô nóng, ít mưa… do đó, cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn.
Luyện tập 2 trang 45 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào?
Lời giải:
– Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:
+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ – quý tộc): đây là đẳng cấp cao nhất.
+ Đẳng cấp Ksatria (vương công – võ sĩ): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội.
+ Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) đây là đẳng cấp cao thứ ba trong xã hội.
+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).
– Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ:
+ Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
+ Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.
Vận dụng 3 trang 45 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam?
Lời giải:
* Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam
– Thông qua hoạt động truyền giáo và thương mại của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ, Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên.
– Có thể nói, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam là khá toàn diện và sâu sắc:
+ Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả… có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội (ví dụ: Dù xây chín bậc phù đồ / Không bằng làm phúc cứu cho một người; Ở hiền thì lại gặp lành / Những người nhân đức trời dành phúc cho….)
+ Phật giáo có tác động lớn, góp phúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, văn học, giáo dục… (Ví dụ: chùa Một cột; chùa Dâu; tượng phật Quan âm nhgìn mắt, nghìn tay; giáo lý Phật giáo thấm nhuần trong văn học dân gian của Việt Nam…).
– Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam không tồn tại một cách thuần khiết, mà có sự hòa hợp, dung nạp với các yếu tố văn hóa của tín ngưỡng bản địa. Ví dụ: trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam không chỉ thờ phụng các vị Phật, Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phập pháp, mà còn thờ nhiều vị thần/ thánh của các tôn giáo/ tín ngưỡng khác, như: thờ Mẫu; thờ Đức Thánh Trần…