Tuần 24

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

cố định

Đọc: Bờ tre đón khách trang 49 – 50

* Khởi động: 

Câu hỏi trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 2: Quan sát tranh và nhận xét cảnh vật được vẽ trong tranh. 

Trả lời: 

– Xung quanh hồ là những rặng tre xanh. Có một số loài vật là con cò, ếch xanh, con bồ nông, chim bói cá và chim cu,…

– Cảnh vật trong bức tranh rất đẹp và thanh bình. 

* Đọc văn bản: 

Bờ tre đón khách

* Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 2: Có những con vật nào đến thăm bờ tre. 

Trả lời: 

Những con vật đến thăm bờ tre là: cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu, ếch. 

Câu 2 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B. 

Trả lời: 

Câu 3 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 2: Câu thơ nào thể hiển niềm vui của bờ tre khi được đón khách. 

Trả lời: 

Tre chợt tưng bừng. 

Câu 4 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ trong đoạn thơ thứ nhất. 

Trả lời: 

Tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ trong đoạn thơ thứ nhất là: khách – bạch, mừng – bừng. 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ trong bài thể hiện niềm vui của các con vật khi đến bờ tre. 

Đáp án : 

– Những từ ngữ: reo mừng, ca hát gật gù, ì ộp vang lừng. 

Câu 2 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được. 

Trả lời: 

Chú ếch ì ộp vang lừng. 

Viết trang 51

Câu 1 trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe – viết: Bờ tre đón khách (từ Bờ tre quanh hồ đến Đậu vào chỗ cũ

Trả lời: 

                                                         Bờ tre đón khách 

Bờ tre quanh hồ 

Suốt ngày đón khách 

Một đàn cò bạch 

Hạ cánh reo mừng 

Tre chợt tưng bừng 

Nở đầy hoa trắng. 

Đến chơi im lặng

Có bác bồ nông 

Đứng nhìn mênh mông 

Im như tượng đá 

Một chú bói cá 

Đỗ xuống cành mềm

Chú vụt bay lên 

Đậu vào chỗ cũ. 

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: tre, quanh, suốt, reo, trắng.  

Câu 2 trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn d hoặc gi thay cho ô vuông. 

Trả lời: 

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Câu 3 trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn a hoặc b.

a. Chọn iu hoặc ưu thay cho ô vuông. 

b. Chọn ươt hoặc ươc thay cho ô vuông. 

Trả lời: 

a. 

– Xe cứu hỏa chạy như bay đến nơi đám cháy.

– Chim hót ríu rít trong vòm cây.

– Cây bưởi nhà em quả sai trĩu cành.

b. 

– Hoa thược dược nở rực rỡ trong vườn. 

– Những nàng liễu rủ thướt tha bên hồ. 

– Nước ngập mênh mông. 

Luyện tập trang 52 – 53

* Luyện từ và câu: 

Câu 1 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 2: Xếp từ vào nhóm thích hợp: 

Trả lời:

– Từ chỉ con vật: dê, bò, lợn, gà, vịt. 

– Từ chỉ bộ phận con vật: đầu, cổ, chân, đuôi, cánh, mắt, mỏ. 

Câu 2 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm (bộ lông, đôi mắt, cặp sừng) của từng con vật trong hình. 

Trả lời:

– Chó: tai cụp, mũi thính, mắt to. 

– Trâu: sừng nhọn, lông đen, tai to. 

– Gà: lông vàng óng, mào đỏ, chân vàng, lông nâu. 

– Mèo: mắt xanh, ria trắng, lông vằn,… 

Câu 3 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 2: Đặt một câu về một bộ phận của con vật nuôi trong nhà

M: Lông gà con vàng óng

Trả lời:

– Sừng trâu nhọn. 

* Luyện viết đoạn: 

Câu 1 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 2: Đọc đoạn văn sau và kể lại các hoạt động của nhà gấu vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông.

Nhà gấu ở trong rừng

Nhà gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no.

(Tô Hoài) 

Trả lời:

– Mùa xuân: cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong

– Mùa thu: gấu nhặt quả hạt dẻ

– Mùa đông: cả nhà gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no.

Câu 2 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết 3 – 5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được.

Gợi ý: 

– Em muốn kể về con vật nào?

– Em đã được quan sát kĩ con vật đó ở đâu? Khi nào?

– Kể lại những hoạt động của con vật đó.

– Nêu nhận xét của em về con vật đó.

Trả lời:

Con mèo tam thể nhà em có bộ lông mượt như nhung. Đôi mắt của nó long lanh như hai viên ngọc bích. Chiếc đuôi dài trắng điểm đen, ngoe nguẩy, thướt tha cùng với tấm thân thon dài mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu. Với cái mũi rất tinh nhạy, đôi tai rất thính cùng với những chiếc vuốt nhọn, con mèo bắt chuột thật tài ba. Chuột to, chuột nhỏ, chuột cống, chuột nhắt đều bị nó bắt. Nó được cả nhà yêu quý, tin cậy như một vệ sĩ trung thành, tài giỏi.

Đọc mở rộng trang 53

Câu 1 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 2: Mang đến lớp sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà.

Trả lời:

Học sinh sưu tầm, mang đến lớp sách, báo viết về các con vật nuôi trong nhà. 

Ví dụ: 

– Đàn gà mới nở (Trần Đăng Khoa) 

– Chú trống choai (Hải Hồ) 

– Chú mèo con (Nguyễn Đình Thi) 

Câu 2 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 2: Cùng đọc với bạn và trao đổi một số thông tin viết về loài vật đó.

Trả lời:

– Tên loài vật đó: Con chim khướu

– Thức ăn: Chim khướu ăn tạp. Nguồn thức ăn khá đa dạng: gạo, gạo rang, cám trộn trứng, cào cào, thằn lằn,..

– Đặc điểm được ghi nhớ nhất của loài vật: Chim khướu hót hay, bắt chước được nhiều giọng, bắt chước được tiếng người rất nhanh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 929

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống