Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 Bài 32: Chơi chong chóng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2 Bài 32: Chơi chong chóng.
cố định
Đọc: Chơi chong chóng trang 133 – 134
* Khởi động:
Câu hỏi trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em thích chơi trò gì với anh/chị của mình?
Trả lời:
* Đọc văn bản:
Chơi chong chóng
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng.
Trả lời:
– An yêu thích những chiếc chong chóng giấy.
– An thích chạy thật nhanh để chong chóng quay.
– Hai anh em đều mê chong chóng.
Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Vì sao An luôn thắng khi thi chơi chong chóng cùng bé Mai?
Trả lời:
Vì An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn.
Câu 3 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: An nghĩ ra cách gì để bé Mai vui?
Trả lời:
Mai buồn vì thua, nên An đã làm cho Mai vui bằng cách nhường Mai thắng. An để Mai đưa chong chóng r trước quạt máy, còn mình tự thổi phù phù cho chong chóng quay.
Câu 4 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Qua câu chuyện, em thấy tình cảm anh em của Mai và An như thế nào?
Trả lời:
Anh em An và Mai rát đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ trong bài đọc tả chiếc chong chóng.
Đáp án :
Cán dài và nhỏ, một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng, xinh như một bông hoa.
Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nếu em là Mai, em sẽ nói gì với anh An sau khi chơi?
Trả lời:
– Em cảm ơn anh!
– Trò chơi này vui quá! Lần sau mình lại chơi tiếp nhé anh.
Viết trang 134
Câu 1 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe – viết : Chơi chong chóng (từ đầu đến háo hức)
Trả lời:
Chơi chong chóng
An yêu thích những chiếc chong chóng giấy. Mỗi chiếc chong chóng chỉ có một cái cán nhỏ và dài, một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng, xinh như một bông hoa. Nhưng mỗi lần quay, nó mang lại bao nhiêu là tiếng cười và sự háo hức.
Chú ý:
– Quan sát các dấu câu trong đoạn văn.
– Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.
– Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như : chơi, chạy, trước, xem, sân, quay, mỗi, mỏng,…
Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chon a hoặc b:
Trả lời:
a. sưu tầm, dịu dàng, phụng phịu, tựu trường.
b. lật đật, mắc áo, ruộng bậc thang, mặt nạ.
Luyện tập trang 135 – 136
* Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình.
Mẫu: che chở
Trả lời:
Tôn trọng, kính trọng, yêu thương, che chở, đùm bọc, gắn bó, thân thiết, …
Câu 2 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 2: Những câu nào dưới đây nói về tình cảm anh chị em:
Trả lời:
Các câu nói về tình cảm anh chị em là:
– Chị ngã em nâng.
– Anh thuận em hòa là nhà có phúc.
– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Câu 3 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 2: Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong các đoạn văn sau?
Trả lời:
a. Sóc anh, sóc em kiếm được rất nhiều hạt dẻ. Hai anh em để dành hạt lớn cho bố mẹ. Hạt vừa, hạt nhỏ để hai anh em ăn.
b. Chị tớ luôn quan tâm, chăm sóc tớ. Chị thường hướng dẫn tớ làm bài tập, chơi với tớ, cùng tớ làm việc nhà. Tớ yêu chị lắm!
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 2: Quan sát tranh, đọc tin nhắn của Sóc và trả lời câu hỏi:
a. Sóc con nhắn tin cho ai?
b. Sóc nhắn cho mẹ điều gì?
c. Vì sao Sóc phải nhắn tin?
Trả lời:
a. Sóc con nhắn tin cho mẹ.
b. Sóc sang nhà bà và không ăn cơm ở nhà. Tối sóc sẽ về.
c. Vì bố mẹ đi vắng, không thể xin phép trực tiếp được. Do đó cần phải nhắn tin cho bố mẹ biết mình đi đâu, làm gì để bố mẹ yên tâm.
Câu 2 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết tin nhắn cho người thân:
Ông qua nhà đưa em đi mua sách. Lúc đó, bố mẹ đi vắng. Em hãy viết tin nhắn cho bố mẹ yên tâm.
Trả lời:
Mẹ ơi! Ông đưa con đi mua sách. Mua sách xong con sẽ về ạ. Mẹ yên tâm mẹ nhé. Con: (tên)
Đọc mở rộng trang 136
Câu 1 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình (nấu ăn, thăm họ hàng, đi du lịch,…). Khi đọc, chú ý những điều sau:
Trả lời:
Câu chuyện: Chẳng giống nhau
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-om-ka về thăm bà ngoại.
Ăn cơm xong, cả ba rời khỏi bàn.
Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa nhìn thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-om-ka ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:
– Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau chút nào!
Ni-ki-ta hỏi:
– Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như đúc cơ mà?
Bà vui vẻ nói:
– Về khuôn mặt có thể là như vậy đấy. Nhưng này nhé, Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ tới ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa thì hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Còn Chi-ôm-ka bé nhất lại biết giúp bà. Cháu còn nghĩ tới cả những con chim bồ câu. Đúng, chúng cũng cần ăn chứ?
Đấy điều bà muốn nói là: anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Theo GIÉT-XTÉP
Câu 2 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 2: Kể lại câu chuyện hoặc đọc một đoạn thơ cho các bạn nghe. Chia sẻ điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc.
Trả lời:
Trong câu chuyện “Chẳng giống nhau”, em thích nhất là bạn Chi-om-ka vì bạn ấy tuy nhỏ tuổi nhất nhưng lại biết giúp đỡ bà.