Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Với giải bài tập Toán lớp 6 Chương 3: Hình học trực quan và hình phẳng trong thực tiễn bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6 Tập 1 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Toán lớp 6 Chương 3: Hình học trực quan và hình phẳng trong thực tiễn.
Giải Toán lớp 6 Bài 1: Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều
Bài 7 trang 79 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo: Dưới đây là hình nền nhà được lát bởi một số loại viên gạch men. Em có biết các viên gạch men có dạng hình gì?
Lời giải:
Các viên gạch từ trái sang phải có dạng: hình vuông, hình tam giác đều và lục giác đều.
Hoạt động khám phá 1 trang 75 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
a) Quan sát các hình dưới (Hình 1) và dự đoán hình nào là hình vuông.
b) Với hình vừa tìm được, hãy dùng thước và eke để kiểm tra xem các cạnh có bằng nhau không? Các góc có bằng nhau không?
Lời giải:
a) Dự đoán: Hình vuông là hình c (câu trả lời có thể tùy học sinh).
b) Khi dùng thước và eke kiểm tra các hình, ta được kết quả như sau:
Hình c): Các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
Thực hành 1 trang 75 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo: Dùng dụng cụ học tập để kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD có bằng nhau không (hình 2).
Lời giải:
Kết quả sau khi đo độ dài AC, BD ta có: AC = BD.
Giải Toán lớp 6 Bài 2: Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân
Hoạt động khởi động trang 80 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo: Quan sát hình dạng của bức tranh, cái diều, tấm bìa, mái nhà rông, em có biết đó là các hình gì?
Lời giải:
Hình dạng của bức tranh là hình chữ nhật.
Hình dạng của cái diều là hình thoi.
Hình dạng của tấm bìa là hình bình hành.
Hình dạng của mái nhà rông là hình thang cân.
Hoạt động khám phá 1 trang 80 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
Cho hình chữ nhật ABCD (Hình 1).
a) Đo rồi so sánh các cạnh và góc của hình chữ nhật.
b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không.
c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình chữ nhật. Hãy đo rồi so sánh AC và BD.
Lời giải:
a) Sau khi tiến hành đo các cạnh và góc của hình chữ nhật ta có nhận xét sau:
– Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD bằng 4,5 cm, độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC bằng 2,5 cm.
– Tất cả các góc của hình chữ nhật bằng nhau và bằng góc vuông.
b) Dùng eke để kiểm tra ta thấy cặp cạnh AB và CD song song với nhau, BC và AD song song với nhau.
c) Thực hiện đo độ dài của hai đường chéo AC và BD ta thấy độ dài cạnh AC bằng độ dài cạnh BD bằng 5,1cm.
Thực hành 1 trang 81 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo: Đo và so sánh độ dài các đoạn OM, ON, OP và OQ của hình chữ nhật MNPQ.
Lời giải:
Tiến hành đo độ dài các đoạn OM, ON, OP và OQ ta thấy độ dài các đoạn bằng nhau và bằng 2,3 cm.
…………………………
…………………………
…………………………
Trên đây tóm tắt nội dung giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 Chương 3: Hình học trực quan và hình phẳng trong thực tiễn bộ sách Chân trời sáng tạo, để xem đầy đủ, chi tiết mời quí bạn đọc vào từng bài ở trên!