Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Cánh Diều: tại đây
Với giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 14):
Bạn trong hình bị làm sao? Bạn hoặc người nhà đã bao giờ bị như vậy chưa?
Trả lời:
– Bạn trong hình bị ngộ độc thực phẩm.
– Em đã từng bị ngộ độc thực phẩm
1. Một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống
Quan sát (trang 14)
Hãy nói thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong các thì dưới đây.
Trả lời:
Hình 1: Bánh chưng bị nấm mốc.
Hình 2: Nước uống bị ruồi, nhặng bâu vào.
Hình 3: Đồ uống đóng hộp bị hết hạn sử dụng.
Hình 4: Quả cam bị nấm mốc.
Hình 5: Cơm bị ôi, thiu.
Hình 6: Pin có chất độc hại.
Hình 7: Các lỏng, hoá chất như dầu nhớt, xăng, thuốc xịt côn trùng rất độc hại.
Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 15)
Hãy kể một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống có trong nhà em.
Trả lởi:
Những vật có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống có trong nhà em là:
– Thức ăn: quả táo bị thối, bánh ngọt bị mốc, thịt bị thiu, rau bị nhiễm thuốc trừ sâu, khoai tây mọc mầm.
– Đồ uống: Nước trà để lâu bị mốc, nước ngọt bị ruồi bâu.
– Đồ dùng: Nhiệt kế thuỷ ngân, bát rửa chưa sạch.
Thực hành, xử lí tình huống (trang 15)
Câu 1 trang 15 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh diều: Thu thập thông tin về lý do gây ngộ độc qua một số nguồn dưới đây
Trả lời:
Lý do có thể gây ngộ độc là:
– Ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng:Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do kí sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
– Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu:Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc.
– Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Ví dụ như cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, …
–Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ.
Câu 2 trang 15 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh diều: Đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
Trả lời:
Bạn Lan: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ?
Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng. Ví dụ như các loại thức ăn mà đã bị nấm, mốc đấy cháu ạ.
Bạn Lan: Vậy còn thức ăn bị ôi thiu thì có thể gây ngộ độc khi ăn không ạ?
Bác sĩ: Có đấy cháu ạ! Thức ăn bị ôi thiu là những thức ăn đã bị biến chất và sinh ra các loại chất độc hại cho cơ thể của chúng ta.
Bạn Lan: Vậy còn những lí do nào khác có thể gây ngộ độc không ạ?
Bác sĩ: Có những thực phẩm chứa sẵn chất độc như cá nóc, con cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm cũng có thể khiến chúng ta bị ngộ độc. Ngoài ra, các thực phẩm bị nhiễm các chất hoá học do ô nhiễm kim loại nặng, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ cũng gây ngộ độc. Cháu cần cẩn thận và tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm nêu trên nhé.
Bạn Lan: Dạ vâng ạ! Cháu sẽ ghi nhớ và tuyên truyền đến mọi người thông tin hữu ích này ạ.
2. Những việc làm để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uống
Quan sát (trang 16)
Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?
Trả lời:
Hình 1: Bạn An đã rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Mẹ bạn An dùng lồng bàn để đậy thức ăn tránh ruồi, nhặng.
Hình 2: Bố bạn Hà đang hướng dẫn Hà cất thuốc vào tủ để tránh uống nhầm gây nguy hiểm.
Hình 3: Mẹ của Hà đang cất những chất tẩy rửa cần thận để thức ăn và đồ dùng không bị nhiễm chất độc hại.
Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 16)
Em và các thành viên trong gia đình cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?
Trả lời:
Để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống, em và các thành viên trong gia đình cần phải:
Chọn thực phẩm tươi, sạch và nấu kĩ.
Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng.
Bảo quản thức ăn chín và đun kĩ lại trước khi ăn.
Sử dụng nước sạch trong ăn uống.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Giữ vệ sinh môi trường.
Thực hành, xử lí tình huống (trang 17)
Em sẽ làm gì khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc qua đường ăn uống?
Trả lời:
Khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc qua đường ăn uống, em sẽ:
– Gây nôn: Rửa sạch tay và dùng ngón trỏ đè vào lưỡi để kích thích cảm giác buồn nôn và nôn hết thức ăn có chứa chất độc ra ngoài.
– Uống nhiều nước: Khi bị ngộ độc, cơ thể sẽ mất nước do nôn hoặc tiêu chảy nên cần bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước.
– Báo cho người lớn và đưa đến cơ sở y tế để xử lí kịp thời.
Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc bài học (trang 17)
Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo quản thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh, cất giữ thuốc và đồ dùng cẩn thận.