Chủ đề 2: Trường học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Cánh Diều: tại đây

Với giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 7: An toàn khi ở trường bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 7: An toàn khi ở trường.

Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 35)

Tại sao chúng ta cần phải giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường?

Trả lời:

Chúng ta cần phải giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường vì trường học là nơi chúng ta học tập, sinh hoạt và dành rất nhiều thời gian ở đây và không phải hoạt động nào của chúng ta cũng được các thầy cô giáo giám sát.

1. Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể gặp khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh 

Quan sát (trang 36) 

Câu 1 trang 36 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh diều: Khi tham gia các hoạt động dưới đây, em có thể gặp những nguy hiểm, rủi ro nào?

Trả lời:

– Khi chơi kéo co, em có thể gặp phải những nguy hiểm, rủi ro như:

a. Sân chơi trơn trượt

b. Một bên thả tay

c. Dây đứt

– Khi đi tham quan, em có thể gặp phải những nguy hiểm, rủi ro như:

a. Cây, con vật có chất độc

b. Đi lạc

c. Thời tiết xấu

Câu 2 trang 36 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh diều: Nêu cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro đó.

Trả lời:

Cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro là:

– Khi chơi kéo co:

a. Kiểm tra sân chơi 

b. Không thả tay khi đang chơi kéo co.

c. Kiểm tra dây kéo trước khi chơi.

– Khi đi tham quan:

a. Không chạm vào cây, con vật lạ.

b. Luôn luôn đi theo đoàn và theo sự chỉ dẫn của thầy cô giáo, hướng dẫn viên.

c. Theo dõi dự báo thời tiết trước buổi tham quan và mang đầy đủ đồ dùng phòng tránh cần thiết (áo mưa, ô, mũ, đèn pin,…)

Thực hành, xử lí tình huống (trang 37)

Câu 1 trang 37 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh diều: Hãy nêu tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia một hoạt động khác ở trường và cách phòng tránh.

Trả lời:

– Hình 1: Khi chúng ta học môn thủ công ở trường có thể sẽ gặp phải những nguy hiểm, rủi ro như:

 + Đứt tay do dùng kéo.

Để phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro đó, ta cần phải:

 + Sử dụng kéo đúng cách.

 + Không xô đẩy, chạm vào người bạn khi bạn đang sử dụng kéo.

– Hình 2: Khi chúng ta chơi đá bóng ở trường có thể sẽ gặp phải những nguy hiểm, rủi ro như:

 + Sân cỏ trơn, ướt.

 + Xô ngã nhau khi tranh bóng.

Để phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro đó, ta cần phải:

 + Kiểm tra sân trước khi chơi.

 + Chơi bóng đúng luật, nhường nhịn nhau khi tranh bóng.

– Khi chúng ta trồng cây ở công trình măng non có thể sẽ gặp phải những nguy hiểm, rủi ro như:

 + Dụng cụ trồng cây đâm vào tay, chân

 + Quai xô nước bị đứt

 Để phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro đó, ta cần phải:

 + Sử dụng dụng cụ đúng cách.

 + Không trêu đùa nhau khi sử dụng dụng cụ trồng cây.

 + Kiểm tra quai xách trước khi lấy nước.

 + Lấy lượng nước vừa đủ.

– Khi chúng ta chơi nhảy dây ở sân trường có thể sẽ gặp phải những nguy hiểm, rủi ro như:

 + Dây nhảy đứt

 + Dây nhảy quăng vào bạn khác

Để phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro đó, ta cần phải:

 + Kiểm tra dây nhảy trước khi chơi.

 + Chơi nhảy dây ở nơi rộng rãi.

Câu 2 trang 37 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh diều: Ghi kết quả làm việc theo gợi ý dưới đây.

Trả lời:

Hoạt động

Tình huống nguy hiểm, rủi ro

Cách phòng tránh

Học môn thủ công 

Đứt tay do dùng kéo

Sử dụng kéo đúng cách

Không xô đẩy, chạm vào người bạn khi bạn đang sử dụng kéo

Chơi đá bóng ở  trường

Sân cỏ trơn, ướt

Kiểm tra sân trước khi chơi

Xô ngã nhau khi tranh bóng

Chơi bóng đúng luật, nhường nhịn nhau khi tranh bóng

Trồng cây ở công trình măng non

Dụng cụ trồng cây đâm vào tay, chân

Sử dụng dụng cụ đúng cách

Không trêu đùa nhau khi sử dụng dụng cụ trồng cây

Quai xô nước bị đứt

Kiểm tra quai xách trước khi lấy nước

Lấy lượng nước vừa đủ

Chơi nhảy dây

Dây nhảy đứt

Kiểm tra dây nhảy trước khi chơi

Dây nhảy quăng vào bạn khác

Chơi nhảy dây ở nơi rộng rãi

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 37)

Nêu ích lợi của việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trước khi tham gia các hoạt động ở trường.

Trả lời:

Khi xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trước khi tham gia các hoạt động ở trường, ta sẽ biết cách chủ động phòng tránh, giữ gìn an toàn cho bản thân và cho người khác.

Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 37)

Việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trước khi tham gia các hoạt động ở trường giúp chúng ta chủ động phòng tránh, giữ an toàn cho bản thân và người khác.

2. Thực hiện giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 38)

Kể những việc em đã làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

Trả lời:

Để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường, em đã:

– Kiểm tra sân chơi, đồ dùng trước khi sử dụng.

– Sử dụng các vật dụng, đồ dùng cẩn thận, đúng cách.

– Không leo trèo, chạy nhảy.

– Tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

– Nhường nhịn và đoàn kết với bạn bè khi tham gia hoạt động.

Thực hành, xử lí tình huống (trang 38)

Viết khẩu hiệu hoặc cam kết thực hiện giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

Trả lời:

Khẩu hiệu của em là:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1176

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống