Chủ đề: Cộng đồng địa phương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Hoạt động khởi động (trang 44)

(trang 44 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). Kể tên một số biển báo giao thông mà em biết.

Trả lời:

Một số biển báo giao thông mà em biết là:

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 44)

(trang 44 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). 

Nêu tên và ý nghĩa của các biển báo giao thông sau.

Nêu màu sắc, hình dạng của từng biển báo giao thông đó. 

 

Trả lời:

Tên và ý nghĩa của các loại biển báo giao thông trên là:

Biển báo chỉ dẫn

+ Biển báo chỉ dẫn cầu vượt qua đường cho người đi bộ

-Ý nghĩa:để báo hiệu có cầu vượt cho người đi bộ.

– Màu sắc, hình dạng: hình vuông, nền xanh, hình cầu và người màu trắng.

+ Biển báo chỉ dẫn bến xe buýt

– Ý nghĩa: để báo hiệu ở đây có bến xe buýt.

– Màu sắc, hình dạng: hình vuông, nền xanh, chữ trắng, hình xe buýt màu đen.

+ Biển báo chỉ dẫn đường người đi bộ sang ngang 

– Ý nghĩa: để báo hiệu chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang.

– Màu sắc, hình dạng: hình vuông, nền xanh, hình người đi bộ màu đen.

Biển báo cấm:

+ Biển báo cấm đi ngược chiều  

– Ý nghĩa: báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.

– Màu sắc, hình dạng: hình tròn, nền đỏ, kẻ ngang màu trắng.

+ Biển báo cấm rẽ trái 

– Ý nghĩa: để cấm rẽ trái (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định được rẽ trái.

– Màu sắc, hình dạng: hình tròn, nền trắng, viền đỏ, gạch chéo màu đỏ, mũi tên rẽ trái màu đen.

+ Biển báo cấm môtô 

– Ý nghĩa: để cấm tất cả các loại môtô đi qua, trừ các xe môtô được ưu tiên theo quy định.

– Màu sắc, hình dạng: hình tròn, nền trắng, viền đỏ, gạch chéo màu đỏ, môtô màu đen.

 Biển báo nguy hiểm

+ Biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt có rào chắn 

– Ý nghĩa: để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay chắn nửa kín bố trí theo trật tự xen kẽ ở mỗi bên đường sắt và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.

– Màu sắc, hình dáng: hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình rào chắn màu đen.

+ Biển báo nguy hiểm công trường 

– Ý nghĩa: để báo hiệu phía trước có công trường đang thi công.

– Màu sắc, hình dáng: hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình công nhân đang thi công màu đen.

+ Biển báo nguy hiểm trẻ em 

– Ý nghĩa: để báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như gần vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ.

– Màu sắc, hình dáng: hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình trẻ em màu đen.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng (trang 44)

(trang 44 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). Trò chơi phân loại biển báo giao thông. 

Trả lời: 

Học sinh thực hiện trò chơi theo tổ nhóm. 

– 1 bạn cầm biển báo. 

– Các bạn còn lại đoán tên. 

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 45)

1,2, (trang 45 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). 

Điều gì có thể xảy ra với những người trong hình?

Vì sao chúng ta phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông?

 

Trả lời:

– Hình 1: Ở đoạn đường giao nhau có đèn giao thông chuyển màu đỏ tín hiệu dừng lại và biển báo cấm rẽ phải. Nhưng người đi xe máy vẫn rẽ phải có thể gây tai nạn, va chạm với xe khác.

– Hình 2: Hai bạn nhỏ đùa nghịch trên đường sắt. Ở đây có biển báo nguy hiểm cảnh báo tàu hỏa. Việc này có thể gây tai nạn cho hai bạn khi tàu hỏa tới.

– Chúng ta phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông để tham gia giao thông an toàn, không gây thiệt hại cho mình và người khác.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng (trang 45 – 46)

(trang 45 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). Thực hành tuân theo quy định của biển báo giao thông. 

Trả lời: 

Học sinh tuân theo quy định của biển báo giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông. 

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 46)

4,5,6,7,8 (trang 46 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). 

Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của các bạn trong mỗi tình huống sau? Vì sao?

Khi đi trên các phương tiện giao thông đó, em cần chấp hành những quy định gì?

Trả lời:

– Hình 4: 

+ Em đồng tình với hành động của bạn nhỏ. Khi ngồi sau xe máy, bạn ấy đội mũ bảo hiểm và bám chắc vào mẹ.

+ Hành động này đảm bảo an toàn cho bạn khi tham gia giao thông.

– Hình 5:

+ Em không đồng tình với hành động của bạn nhỏ. Khi ngồi trên ô tô, bạn đùa nghịch , với tay ra ngoài.

+ Hành động này gây nguy hiểm cho bạn và người điều khiển xe khác.

– Hình 6:

+ Em không đồng tình với hành động của bạn nhỏ. Khi ngồi trên thuyền, bạn không mặc áo phao và còn đùa nghịch nước.

+ Hành động này có thể khiến bạn nhỏ gặp phải một số tai nạn như: ngã xuống nước, đuối nước,…

– Hình 7: 

+ Em đồng tình với hành động của bạn nhỏ. Khi ngồi trên máy bay, bạn nhỏ có thắt dây an toàn và ngồi nghiêm chỉnh.

+ Hành động này giúp bạn nhỏ an toàn khi máy bay gặp sự cố.

– Hình 8: 

+ Em không đồng tình với hành động của bạn nhỏ. Khi đi trên xe buýt, hai bạn nam trêu đùa nhau.

+ Hành động này gây ồn ào ảnh hưởng tới các bạn xung quanh và bác lái xe, có thể gây tai nạn, hoặc các bạn có thể ngã khi xe phanh gấp.

– Khi đi trên các phương tiện giao thông đó, chúng ta cần:

+ Khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc vào người ngồi phía trước. + Không nô đùa, đi lại khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. 

+ Không bám ở cửa ra vào, không thò tay ra ngoài…khi tàu, xe đang chạy. 

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng (trang 47)

9,10 (trang 47 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). Thực hành và chia sẻ với các bạn về việc đội mũ bảo hiểm và mặc áo phao đúng cách. 

Trả lời: 

Học sinh thực hành theo các bước từ a-c 

 

11 (trang 47 sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Chân trời sáng tạo). Em tập làm tuyên truyền viên an toàn giao thông. 

Trả lời: Để tuyên truyền về an toàn giao thông: 

– Mình sẽ đố các bạn về một số biển báo quen thuộc. 

– Mình sẽ tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về an toàn giao thông” của trường. – Mình sẽ nói với mẹ mua mũ bảo hiểm cho em trai mình dù em ấy còn nhỏ. 

-.…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1156

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống