Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 18: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 1 trang 46 Bài tập tình huống GDCD 8: Điền các từ vào ô trống cho phù hợp trong sơ đồ sau
Trả lời:
Bài 2 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: Điền nội dung vào ô trống của sơ đồ sau
Trả lời:
Quyền | Khái niệm | Ví dụ |
Chiếm hữu | Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình | Ông H có một căn nhà rộng 50m2, sổ đỏ chính chủ của ông. Ông có quyền chiếm hữu ngôi nhà đó. |
Sử dụng | Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản | Ông K thuê nhà ông N làm kinh doanh tạp hóa, ông K thuê tầng 1 nên được sử dụng tầng 1 |
Định đoạt | Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc bỏ quyền sở hữu đó | Ông N có căn nhà và viết di chúc để toàn quyền sử dụng cho vợ ông là bà H. |
Bài 3 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân thuộc các văn bản pháp luật nào? Thời gian ban hành?
Trả lời:
Được quy định tại Chương 13: Quyền sở hữu (Điều 186 – Điều 244) Bộ Luật Dân sự (2005)
Bài 4 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: Những người dưới dây có quyền gì đối với ngôi nhà (đánh dấu x)
Trả lời:
Giữ và quản lí | Sử dụng để ở | Bán, tặng | Thuê | Thừa kế | |
Người chủ ngôi nhà | x | x | x | x | |
Người thuê nhà | x | ||||
Người mua lại ngôi nhà | x | x | x | x |
Bài 5 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: Em có quyền gì với chiếc xe đạp của mình?
Trả lời:
Em có các quyền: sử dụng xe, bán xe, tặng, cho, giữ và quản lí.
Bài 6 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: Theo em: Bình có quyền đặt chiếc xe đó không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, Bình không có quyền đặt chiếc xe đó? Vì theo quy định của pháp luật thì Bình chỉ có quyền sử dụng chiếc xe đó, giữ gìn và bảo quản trong thời gian mượn xe.
Bài 7 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: Em có nhận xét gì về hành động của hai chị em?
Trả lời:
Hành động của hai chị em thể hiện tinh thần chấp hành pháp luật, hai em đã không lấy tài sản của người khác mà trả về chủ sở hữu.
Bài 8 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: Câu hỏi:
– Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà không?
– Bà Mai có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng không?
– Ông Hùng có quyền sử dụng ngôi nhà đó không?
– Ông Mạnh cần gặp ai để đòi lại ngôi nhà đó?
Trả lời:
– Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà.
– Bà Mai không có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng.
– Ông Hùng không có quyền sử dụng ngôi nhà đó.
– Ông Mạnh gặp bà Mai để đòi lại ngôi nhà đó.
Bài 9 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: Câu hỏi:
– Quý, Hùng và nhà trường có quyền sử dụng số vàng đó không?
– Số vàng đó phải được giải quyết như thế nào?
Trả lời:
– Qúy, Hùng và nhà trường không có quyền sử dụng số vàng đó.
– Số vàng đó cần được giao nộp cho nhà nước để tìm được chủ nhân.
Bài 10 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: Nếu thấy hành vi chiếm dụng tài sản của người khác thì em se làm gì (đánh dấu x vào ô trống)
Trả lời:
Sợ hãi, bỏ đi | |
Nhắc nhở người đó không nên làm | x |
Tìm cách báo cho người bị hại biết để tự bảo vệ | x |
Làm như không biết, bỏ đi | |
Yêu cầu người đó trả lại tài sản | x |
Bài 11 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: Phẩm chất đạo đức nào sau đây thể hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
Trả lời:
Trung thực | x |
Thật thà | x |
Liêm khiết | x |
Tự trọng | x |
Trách nhiệm | x |
Tiết kiệm |
Bài 12 trang 49 Bài tập tình huống GDCD 8: Sưu tầm, ca dao, tục ngữ có nội dung tôn trọng tài sản của người khác.
Trả lời:
– Vay thì trả, chạm thì đền.
– Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi,
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham…
– Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.
– Ai ơi đừng tham của người
Lấy một phải trả gấp mười về sau.