Chủ đề 2: Đất trồng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Câu hỏi trang 36 Công nghệ 10:

Lời giải:

* THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG:

– Thành phần đất trồng:

+ Chất rắn.

+ Nước

+ Không khí

+ Sinh vật

– Khái niệm đất trồng

+ Lớp ngoài cung tơi xốp của vỏ Trái Đất có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt.

– Một số tính chất của đất trồng:

+ Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước

+ Phản ứng của dung dịch đất, keo đất, khả năng hấp phụ của đất, phản ứng đệm của đất, hữu cơ và mùn trong đất,..

+ Hoạt động của vi sinh vật, động vật.

* BIỆN PHÁP CẢI TẠO, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG

– Cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

+ Nguyên nhân hình thành

+ Đặc điểm của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

+ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

– Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu:

+ Nguyên nhân hình thành

+ Đặc điểm của đất xám bạc màu

+ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

– Cải tạo, sử dụng đất mặn:

+ Nguyên nhân hình thành

+ Đặc điểm của đất mặn

+ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.

* ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY

– Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể

+ Công nghệ sản xuất viên nén xơ dừa

+ Công nghệ sản xuất giá thể sỏi nhẹ keramzit

– Khái niệm giá thể

+ Tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.

Câu hỏi 1 trang 37 Công nghệ 10:

A.Nước

B. Không khí

C. Hạt nhựa

D. Đá

E. Giun

G. Chất khoáng

H. Vi sinh vật

I. Chất hữu cơ

Lời giải:

Yếu tố không phải thành phần của đất trồng:

C. Hạt nhựa        

Câu hỏi 2 trang 37 Công nghệ 10:

Lời giải:

Loại đất có tỉ lệ hạt sét tăng dần:

 thịt pha limon, thịt pha sét và cát, thịt pha sét và limon, thịt pha sét, sét pha cát, sét pha limon, đất sét.

Câu hỏi 3 trang 37 Công nghệ 10:

Lời giải:

– Keo đất là: Những phần tử chất rắn có kích thước dưới 10-6m, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.

– Keo đất có tác dụng : quyết định tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hóa học, đặc biệt đặc tính hấp phụ của đất; giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

Câu hỏi 4 trang 37 Công nghệ 10:

A. Cây trồng

B. Số lượng hạt limon

C. Số lượng keo đất

D. Số lượng hạt cát

Lời giải:

Yếu tố quyết định khả năng hấp phụ của đất:

C. Số lượng keo đất        

Câu hỏi 5 trang 37 Công nghệ 10:

Bảng 1. So sánh 3 loại đất

Chỉ tiêu so sánh

Đất xám bạc màu

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Đất mặn

Nguyên nhân hình thành

?

?

?

Tính chất của đất

?

?

?

Lời giải:

Chỉ tiêu so sánh

Đất xám bạc màu

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Đất mặn

Nguyên nhân hình thành

– Địa hình: dốc thoải nên dễ bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng.

– Đá mẹ: đất hình thành trên các loại đá mẹ (đá cát, đá magma acid,…) có tính chua, rời, không có kết cấu nên không giữ được chất dinh dưỡng.

– Khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ cao (quá trình phong hoá, phân huỷ các chất nhanh).

– Con người: tập quản canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hoá mạnh

– Khí hậu: lượng mưa, cường độ mưa và thời gian mưa.

– Địa hình độ dốc lớn, chiều dài dốc.

– Con người: đốt rừng làm rẫy; phá rừng; khai thác gỗ không hợp lí, kĩ thuật canh tác không phù hợp.

– Do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nước biển (thuỷ triều, bão, vỡ đê,…)

– Do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất tạo thành đất nhiễm mặn

– Do tưới tiêu không hợp lí.

Tính chất của đất

– Tầng đất mặt mỏng.

– Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ (tỉ lệ cát lớn, lượng sét và keo ít), màu xám trắng, đất thường bị khô hạn; hầu hết có tính chua (pH < 4,5), nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn; vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.

– Đất xỏi mòn mạnh trơ sỏi đá có tầng đất mặt còn rất mỏng, có trường Có tầng đất mặt rất mỏng, trơ sỏi, đá.

– Đá, cát, sỏi chiếm ưu thế trong đất.

– Đất có phản ứng chua đến rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng.

– Vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.

– Có thành phần cơ giới nặng, dẻo, dinh khi ướt và nứt nẻ, rắn chắc khi khô.

– Dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như NaCl, Na2SO4.

– Đất mặn nghèo mùn, đạm, lân tổng số vả lân dễ tiêu.

– Đất có phản ứng trung tỉnh hoặc hơi kiểm

Câu hỏi 6 trang 37 Công nghệ 10:

Lời giải:

Một số loại giá thể hữu cơ và vô cơ sử dụng trong trồng trọt:

– Giá thể hữu cơ: rêu than bùn, mùn cưa, vỏ cây thông, vỏ cây, xơ dừa, trấu hun, phân chuồng..

– Giá thể vô cơ: đá trân châu Perlite, đá Vermiculite, sỏi nhẹ Keramzit..

Câu hỏi 7 trang 37 Công nghệ 10:

Bảng 2. Đặc điểm của đất và hai loại giá thể trồng cây

Chỉ tiêu so sánh

Giá thể xơ dừa

Sỏi nhẹ keramzit

Đất trồng

Thành phần chính

?

?

Mức độ dễ sử dụng

?

?

?

Thời gian sử dụng

?

?

Lâu dài

Mức độ thoáng khí

?

?

?

Khả năng giữ nước

?

?

?

Khả năng khử trùng

Dễ

?

?

Giá thành sản phẩm

?

?

?

Lời giải:

Chỉ tiêu so sánh

Giá thể xơ dừa

Sỏi nhẹ keramzit

Đất trồng

Thành phần chính

Mụn dừa

Đất nung

Chất rắn

Mức độ dễ sử dụng

Dễ

Khó

Dễ

Thời gian sử dụng

Lâu dài

Lâu dài

Lâu dài

Mức độ thoáng khí

Cao

Cao

Thấp

Khả năng giữ nước

Tốt

Tốt

Tốt

Khả năng khử trùng

Dễ

Khó

Dễ

Giá thành sản phẩm

Rẻ

Cao

Trung bình

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1136

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống