Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
(trang 39 sgk Công nghệ 10): Em hãy kể tên một số loại phân hóa học mà em biết.
Trả lời:
Những loại phân hóa học mà em biết là:
– Phân hóa học bổ sung đạm: phân ure, phân amoni nitrat, phân amoni sunphat, phân amoni clorua, phân xianamit canxi, phân amoni photphat.
– Phân hóa học bổ sung lân: Photphat nội địa, phân apatit, supe lân, tecmoo photphat, phân lân kết tủa.
– Phân kali: Kali clorua, kali sunphat.
(trang 39 sgk Công nghệ 10): Em hãy kể tên một số loại phân hữa cơ thường dùng ở địa phương em.
Trả lời:
Phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em là phân chuồng, phân bắc, phân xanh.
(trang 40 sgk Công nghệ 10): Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao?
Trả lời:
– Cần bón phân đạm, kali lượng nhỏ để cây con có thể hấp thụ được hết, nếu không sẽ bị rửa trôi mất.
– Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn nên cây yếu, ngoài ra cây còn bị ngộ độc nitrat.
– Bón quá nhiều phân kali cây không hấp thụ được hết, bị rửa trôi nên gây thiệt hại về kinh tế.
(trang 40 sgk Công nghệ 10): Dựa vào đặc điểm của phân hữu cơ, em hãy cho biết vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Dùng phân hữu cơ để bón thúc có được không?
Trả lời:
– Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính vì những chất hữu cơ trong phân phải qua quá trình khoáng hóa thì cây mới sử dụng được. Chính vì vậy nên phân hữu cơ dùng để bón lót là chính.
– Dùng phân hữu cơ để bón thúc cũng được nhưng phân phải được ủ hoai mục, nếu không hiệu quả rất thấp vì cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng đúng vào lúc ta muốn bón thúc mà phải đợi thời gian để khoáng hóa.
Câu 1 trang 41 Công nghệ 10: Thế nào là phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật? Lấy ví dụ minh họa.
Lời giải:
– Phân hóa học là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây, thường được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Ví dụ: phân ure, phân amoni nitrat, phân amoni sunphat.
– Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp được vùi vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ví dụ: Phân chuồng, phân bắc, phân xanh.
– Phân vi sinh vật là các chế phẩm trong đó chứa các loài vi sinh vật có ích. Ví du: Vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật cố định nito, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ,…
Câu 2 trang 41 Công nghệ 10: Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học.
Lời giải:
– Đặc điểm: Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng (thường là 1 hoặc 2) nhưng tỉ lệ rất cao, ngoại trừ phân lân thì đa số phân hóa học dễ hòa tan, dễ làm thoái hóa đất.
– Cách sử dụng: Do tỉ lệ dinh dưỡng trong phân hóa học cao và dễ hòa tan nên phân hóa học thường dùng để bón thúc là chính (trừ NPK có thể bón cả lót và thúc). Đối với đạm và kali chỉ nên bón lượng nhỏ để hiệu quả kinh tế và cho cây trồng.
Câu 3 trang 41 Công nghệ 10: Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ.
Lời giải:
– Đặc điểm của phân hữu cơ: Thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng và ở dạng khó tiêu.
– Cách sử dụng phân hữu cơ: Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính.
Câu 4 trang 41 Công nghệ 10: Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật.
Lời giải:
– Đặc điểm của phân vi sinh vật (Phân chứa những vi sinh vật có ích): Phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
– Cách sử dụng phân vi sinh vật: Để tạo môi trường thích hợp nhất cho các vi sinh vật phát triển ta thường tẩm hoặc trộn phân vào hạt, rễ cây trước khi reo, ngoài ra cũng có thể bóng trực tiếp vào đất.