Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạt giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
I. CHUẨN BỊ
Hạt giống (lúa, ngô, đậu đỏ, …) từ 100 đến 200 hạt
Hộp Petri: 1
Panh (kẹp): 1
Dao cắt hạt: 1
Giấy thấm: 4 đến 5 tờ
Thuốc thử: 1 lọ. Thuốc thử do giáo viên chuẩn bị theo cách sau đây:
Cân 1 gam indicago (carmin), hoà tan trong 10ml cồn 960, thêm 90 ml nước cất, thu được dung dịch A
Lấy 2ml H2SO4 đặc, hoà tan trong 98ml nước cất, thu được dung dịch B
Lấy 20ml dung dịch B đổ vào dung dịch A, thu được thuốc thử.
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1: Lấy mẫu khoảng 50 hạt giống, dùng giấy thấm lau sạch, xếp vào hộp Petri
Bước 2: Đổ thuốc thử vào hộp Petri sao cho ngập hạt. Ngâm hạt từ 10-15 phút
Bước 3: Sau khi ngâm, lấy hạt ra, dùng giấy thấm lau sach thuốc thử ở vỏ hạt
Bước 4: Dùng panh kẹp chặt hạt đặt lên tấm kính, dùng dao cắt đôi hạt, quan sát nội nhũ
– Nếu Nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết
– Nếu Nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống
Bước 5: Tính tỷ lệ hạt sống
– Trong đó B: số hạt sống
C: tổng số hạt thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm được ghi theo mẫu vào bảng sau:
Tổng số hạt thí nghiệm | Số hạt bị nhuộm màu (Hạt chết) | Số hạt không bị nhuộm màu (Hạt sống) | Tỉ lệ hạt sống (%) |
50 | 40 | 10 | 20% |
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
– Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mẫu bảng sau:
Chỉ tiêu đánh giá | Kết quả | Người đánh giá | ||
Thực hiện quy trình | Tốt | Đạt | Không đạt | |
Tỉ lệ hạt sống (%) |
Giáo viên dựa vào kết quả thực hành của học sinh để đánh giá về thực hiện quy trình và kết quả xác định tỉ lệ hạt sống.