Chương 5: Truyền và biến đổi chuyển động

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 8 – Bài 30: Biến đổi chuyển động giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 102: Quan sát chiếc máy khâu đạp chân ở hình 30.1 và hoàn thành các câu sau:

    Lời giải:

    – Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

    – Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

    – Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay

    – Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.

    Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?

    Em hãy cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròng của tay quay được không? Khi đó cơ cấu hoạt động ra sao?

    Lời giải:

    – Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến không đều.

    – Khi tay quay đổi hướng so với chiều ban đầu thì con trượt 3 sẽ đổi hướng.

    – Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròng của tay quay.

    – Cơ cấu hoạt động: trong quá trình chuyển động, khi thanh truyền và tay quay duỗi thẳng hoặc chập nhau, thanh truyền sẽ không dẫn động được tay quay. Nhũng vị trí đó được gọi là điểm chết của cơ cấu.

    Lời giải:

    – Không thể biến đổi chuyển động tinh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít.

    – Cơ cấu này thường được dùng trong các vòi nước dùng cơ cấu vít- đai ốc, trục của một số máy công cụ để chuyển động.

    Lời giải:

    Thanh lắc 3 sẽ lắc qua lắc lại.

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 105: Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không?

    Lời giải:

    Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được.

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 105: Hãy kể thêm một số ứng dụng của cơ cấu này mà em biết.

    Lời giải:

    Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, …

    Lời giải:

    – Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.

    – Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ. Chuyển động của tay quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

    – Ứng dụng: máy khâu đạp chân, cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước, …

    Lời giải:

    Tay quay – con trượt Bánh răng – thanh răng
    Giống – Đều có cấu tạo gần giống nhau gồm: tay quay, thanh truyền và giá đỡ.
    Khác

    Dùng con trượt

    Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

    Dùng thanh lắc

    Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.

    Lời giải:

    – Cấu tạo: gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay.

    – Nguyên lí làm việc: Khi tay quay quay đều trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

    – Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy.

    Lời giải:

    – Cơ cấu tay quay – thanh lắc: máy khâu đạp chân, quạt máy (tuốc năng), …

    – Cơ cấu tay quay – con trượt: điều chỉnh bấc của bếp dầu, …

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1117

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống