Công nghệ 9: Cắt may

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Ôn tập giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Câu 1 trang 69 Công nghệ 9: Kể tên và nêu công dụng của các vật liệu may, dụng cụ cắt may.

Lời giải:

   Vật liệu may gồm các loại vải và phụ liệu dùng để may áo, quần và các sản phẩm may mặc khác. Có 3 loại vải: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha. Ngoài ra còn có vải dệt thoi và vải dệt kim.

       Ngoài ra còn có các phụ liệu cần thiết:

       – Vật liệu liên kết: chỉ, vải dựng

       – Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).

       – Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.

       – Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm.

Câu 2 trang 69 Công nghệ 9: Nêu các bộ phận chính của máy may.

Lời giải:

   – Bộ phận kim chỉ trên

    – Bộ phận ép vải

    – Bộ phận đẩy vải

    – Ổ thuyền (chao).

Câu 3 trang 69 Công nghệ 9: Trình bày quy trình sử dụng máy may.

Lời giải:

   Quy trình sử dụng máy may:

       – Lắp kim

       – Quấn chỉ vào suốt

       – Lắp suốt vào thoi

       – Lắp suốt vào ổ chao

       – Mắc chỉ trên

       – Lấy chỉ dưới lên

       – Vặn núm điều chỉnh hoặc cần gạt chỉ đúng cỡ mũi may.

Câu 4 trang 70 Công nghệ 9: Hãy nêu nguyên nhân và cách điều chỉnh mũi may bị sùi chỉ, rối chỉ, đứt chỉ, đường may bị dúm.

Lời giải:

   

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH ĐIỀU CHỈNH
1. Sùi chỉ

Sùi chỉ trên

Sùi chỉ dưới

Chỉ trên căng, chỉ dưới lỏng.

Chỉ trên lỏng, chỉ dưới căng.

Nới đồng tiền sang số nhỏ (-) hoặc vặn chặt thêm vít me thoi.

Vặn đồng tiền sang số to hoặc nới vít me thoi.

2. Rối chỉ

Khi bắt đầu may, đầu sợi chỉ trên và dưới không được kéo về phía sau, dưới chân vịt.

Bàn đẩy vải thấp.

Kéo hai đầu sợi chỉ về phía sau, dưới chân vịt.

Vặn ốc điều chỉnh nâng bàn đẩy vải.

3. Đường may bị dúm Chỉ trên và chỉ dưới đều căng hoặc không cùng số.

Nới đồng tiền và vít me thoi.

Dùng chỉ trên và chỉ dưới cùng cỡ số

4. Đứt chỉ

Đứt chỉ trên

Đứt chỉ dưới

Bắt đầu may quá nhanh; Lắp kim sai vị trí; Xâu chỉ không đúng.

Chỉ dưới quá căng; Lắp suốt và thoi sai, hướng sợi chỉ đi ra không đúng.

Bắt đầu may ở tốc độ trung bình;

Lắp lại kim;

Xâu lại chỉ.

Nới vít me thoi;

Lắp lại suốt vào thoi để chỉ đi ra đúng hướng.

Câu 5 trang 70 Công nghệ 9: Kể tên các kiểu can vải (may nối) và trình bày cách thực hiện một kiểu can vải thông dụng.

Lời giải:

   Các kiểu can vải: can rẽ, can lộn, can cuốn phải.

    Cách thực hiện kiểu can rẽ thông dụng:

    – Úp 2 mặt phải vào nhau, 2 mép vải trùng nhau.

    – May một đường song song và cách mép vải 1cm.

    – Mở đôi 2 mảnh vải, cạo rẽ đường can để 2 mép vải nằm về 2 phía.

Câu 6 trang 70 Công nghệ 9: So sánh sự khác nhau giữa viền gấp mép (viền dẹp) và viền bọc mép; nêu cách thực hiện kiểu viền gấp mép.

Lời giải:

Viền gấp mép Viền bọc mép
Gấp trực tiếp mép vải của sản phẩm hoặc nối mảnh vải khác vào vị trí cần viền, sau đó may cố định Dùng miếng vải canh xéo để bọc mép vải vào trong giữ cho mép vải không bị sổ sợi, đồng thời làm cho đẹp sản phẩm

   Cách thực hiện viền gấp mép không nối vải:

    – Gấp mép vải vào mặt trái hai lần: lần thứ nhất gấp xuống một khoảng bằng 0,5cm; gấp tiếp lần thứ hai theo nét vẽ phần vải chừa để may nẹp.

    – May viền: May sát mí cách mép gấp 0,1cm.

    Cách thực hiện viền gấp mép có nối vải:

    – Cắt vải viền theo hình dạng mép vải cần viền.

    – Úp mặt phải vải viền vào mặt phải cần viền, sắp bằng mép đường cong, may một đường cách mép vải 0,5cm.

    – Cắt xơ vải, sửa mép đường cong cho đều, bấm theo đường cong (cách đường may 0,2cm) để khi lộn sang trái, nẹp không bị cộm, dúm.

    – May nẹp viền: Cạo sát đường may, lật nẹp viền sang mặt trái vải cần viền, gấp mép vải viền, lược cố định (hình 5.d). May sát mí hoặc khâu vắt, khâu chữ V.

Câu 7 trang 70 Công nghệ 9: Trình bày quy trình thực hiện một sản phẩm may mặc.

Lời giải:

Câu 8 trang 70 Công nghệ 9: Trình bày cách lấy số đo quần đùi hoặc quần dài và áo tay liền.

Lời giải:

   * Cách lấy số đo quần đùi:

       – Dài quần (Dq): Đo từ ngang thắt lưng qua khỏi mông khoảng 5cm hoặc dài hơn tùy ý.

       – Vòng eo (Ve): đo vừa sát quanh eo chỗ nhỏ nhất.

       – Vòng mông (Vm): đo vừa sát quanh mông chỗ nở nhất.

       – Rộng ống (Rô): 1/2 số đo vòng ống hoặc rộng hẹp tuỳ ý.

    * Cách lấy số đo áo tay liền:

       – Dài áo (Da): Đo từ chân cổ sau đến ngang mông hoặc dài ngắn tùy ý.

       – Hạ eo (He): Đo từ chân cổ sau đến trên eo 2÷3 cm.

       – Rộng vai (Rv): Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải.

       – Dài tay (Dt): Đo từ đầu vai xuống tay; dài ngắn tùy ý.

       – Cửa tay (Ct): 1/2 số đo vòng tay tại điểm dài tay.

       – Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát quanh chân cổ.

       – Vòng ngực (Vn): Đo vòng quanh ngực chỗ nở nhất.

       – Vòng mông (Vm): Đo vòng quanh mông chỗ nở nhất.

Câu 9 trang 70 Công nghệ 9: Hãy tính vải (khổ 0,9m và 1,2m) để may một áo tay liền với số đo (cm) như sau:

      Da : 60; Rv : 38; Dt : 12; Vc : 32; Vn : 80; Vm : 84.

Lời giải:

   – Khổ 0,9m: (Dài áo + gấu + đường may) x 2

          = (60 + 2 + 0,5) x 2 = 125 (cm)

    – Khổ 1,12m: Dài tay + 1/2 Rv = 12 + 19 = 31cm:

          (Dài áo + gấu + đường may) x 2

          = (60 + 2 + 0,5) x 2 = 125 (cm)

Câu 10 trang 70 Công nghệ 9: Vẽ bản vẽ cắt may quần đùi hoặc quần dài theo số đo tuỳ chọn.

Lời giải:

   

Câu 11 trang 70 Công nghệ 9: Vẽ bản vẽ cắt may thân trước áo tay liền, cổ thuyền theo số đo tuỳ chọn.

Lời giải:

   

Câu 12 trang 70 Công nghệ 9: Vẽ một kiểu cổ áo không bâu và một kiểu cổ áo có bâu mà em thích nhất (vẽ từ dạng cổ cơ bản).

Lời giải:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1118

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống