Giải Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây

Giải Đạo đức lớp 3 trang 36 Câu hỏi:

Cách chơi: Lắng nghe thầy cô miêu tả về những người bạn bí mật và đoán xem người bạn bí mật đó là ai.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 37 Câu 1:

Các bạn trong mỗi bức tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào?

Trả lời:

Bạn Hạnh có điểm mạnh là hát hay.

Bạn Lan có điểm yếu là ngại phát biểu ý kiến trước mọi người.

Bạn My có điểm mạnh là chạy nhanh.

Bạn Linh có điểm mạnh là vẽ tranh đẹp.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 37 Câu 2:

– Ba điều em có thể làm tốt nhất.

– Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn.

Trả lời:

– Chân dung minh họa:

Ba điều em có thể làm tốt nhất:

+ Viết chữ đẹp.

+ Làm việc nhà giúp bố mẹ.

+ Giọng kể chuyện truyền cảm.

– Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn:

+ Mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.

+ Hòa đồng hơn khi chơi cùng bạn bè.

+ Chăm chỉ đọc sách hơn.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 37 Câu 3:

CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA

Trong cuộc đua đầu tiên giữa Thỏ và Rùa, vi chủ quan nên Thỏ đã thua Rùa. Vẫn nuôi hi vọng thi đấu lại, Thỏ nói với Rùa:

– Anh Rùa à, lần trước do tôi ngủ quên nên mới thua anh. Mình tranh tài lại nào. Đường đua anh cứ chọn.

Rùa suy nghĩ rồi đáp:

– Tôi đồng ý!

Sau đó, Rùa dẫn Thỏ đến đường đua đã chọn. Thật bất ngờ, đường đua Rùa chọn là phải vượt qua một dòng sông.

Cuộc đua bắt đầu, dù chậm chạp nhưng Rùa vẫn bơi qua sông còn Thỏ không thể về đích.

Rùa nhẹ nhàng nói với Thỏ:

– Bạn sẽ thắng nếu tìm đúng điểm mạnh của mình. Cố gắng lên, bạn nhé!

(Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai, 2010)

a. Vì sao Rùa là người chiến thắng trong lần thi đấu lại?

b. Vì sao chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?

Trả lời:

a. Rùa vẫn là người chiến thắng trong lần thi đấu lại là do Rùa chọn đường đua là con sông. Vì Rùa biết tìm đúng điểm mạnh của mình nên Rùa vượt qua sông còn Thỏ thì không thể về đích.

b. Chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân vì: khi biết được điểm mạnh của bản thân, nó sẽ giúp chúng ta phát huy những gì vốn có. Còn biết được điểm yếu sẽ giúp chúng ta khắc phục được điều ấy.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 38 Câu 1:

a. Cô giáo cần một bạn thay mặt lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ. Lan xung phong vì biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám đông.

b. Đạt không tự tin khi gặp người lạ. Mẹ khuyên Đạt nên tham gia câu lạc bộ để mạnh dạn hơn. Đạt từ chối không tham gia.

Trả lời:

a. Em đồng tình với việc làm của bạn Lan vì Lan biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám động nên đã xung phong thay mặt cả lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ.

b. Em không đồng tình với việc làm của bạn Đạt vì bạn biết điểm yếu của mình là không tự tin khi gặp lạ nhưng không muốn khắc phục điểm yếu đó.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 38 Câu 2:

– Tình huống 1: Em và Thành là bạn thân. Trường tổ chức cuộc thi hát. Thành rủ em tham gia cùng. Tuy nhiên, em nghĩ hát lại chính là điểm yếu của mình.

– Tình huống 2: Trường em tổ chức Hội khỏe Phù Đổng. Các bạn động viên em tham gia môn cờ vua, nhưng em lại đá cầu rất tốt.

Em sẽ ứng xử như thế nào trong những tình huống trên?

Trả lời:

Tình huống 1: Em sẽ từ chối Thành tham gia hát cùng bạn và giải thích cho bạn hiểu rằng điểm yếu của mình là hát, nếu mình tham gia sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả bạn.

Tình huống 2: Em sẽ nói với các bạn rằng điểm mạnh của em là đá cầu tốt. Vì vậy, nên để những bạn khác tham gia vào môn cờ vua và để em tham gia môn đá cầu.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 39 Câu 1:

Gợi ý:

– Điểm mạnh của bạn là gì?

– Đâu là điều bạn cần cố gắng?

Trả lời:

– Điểm mạnh của em là nói tiếng Anh lưu loát, làm toán giỏi.

– Điều em cần cố gắng là viết chữ nắn nót và đẹp hơn, chăm chỉ làm việc nhà và hòa đồng hơn với các bạn.

Giải Đạo đức lớp 3 trang 39 Câu 2:

Trả lời:

– Điểm mạnh của em: vẽ tranh, viết chữ đẹp, làm toán, nói tiếng Anh.

– Điểm yếu của em: múa và hát.

– Hoạt động em có thể tham gia: các cuộc thi vẽ tranh, viết chữ đẹp, thi giải toán và các cuộc thi tiếng Anh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1137

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống