Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 4
- Sách Giáo Khoa Đạo Đức Lớp 4
- Sách Giáo Viên Đạo Đức Lớp 4
- Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 4
Câu 1 trang 15 Đạo Đức 4: Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
Trả lời:
– Mỗi khi có người gọi Mi-chi-a làm một việc gì đó, lần nào em cũng trả lời: “Một phút nữa!” và không quý trọng thời gian.
Câu 2 trang 15 Đạo Đức 4: Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
Trả lời:
– Mi-chi-a đã thua bạn Vich-to, chỉ đoạt giải nhì và về nhà với khuôn mặt buồn rười rượi.
Câu 3 trang 15 Đạo Đức 4: Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
Trả lời:
– Mi-chi-a hiểu ra rằng trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng.
Bài 1 trang 15 Đạo Đức 4: Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
a) Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy, cô và bạn bè.
b) Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ gục mãi, Nam mới chịu dậy đánh rang, rửa mặt.
c) Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà, … và bạn luôn thực hiện đúng.
d) Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
đ) Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e) Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về, bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
Trả lời:
a) Tán thành.
Thảo làm thế sẽ tiết kiệm được thời gian học tập và làm bài tập.
b) Không tán thành.
Việc cố nằm trên giường của Nam rất lãng phí thời giờ và có thể sẽ đi học muộn.
c) Tán thành.
Việc có thời giản biểu của Lâm như thế rất khoa học, Lâm có thể thực hiện được đúng mọi việc theo nguyên tắc, nề nếp, lối sống sinh hoạt một cách khoa học.
d) Không tán thành.
Thành tiết kiệm thì giờ là tốt nhưng không nên làm hai việc cùng lúc như thế bởi sẽ có thể không kiểm soát được đàn trâu.
đ) Không tán thành.
Hiền không nên làm nhiều việc cùng lúc như thế. Và khả năng bị đau dạ dày là rất cao.
e) Không tán thành.
Quang làm như thế sẽ phải thức khuya và không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa việc làm bài tập khuya cũng không minh mẫn.
Bài 2 trang 16 Đạo Đức 4: Theo em, điều gì sẽ xảy ra trong mỗi tình huống dưới đây:
a) Học sinh đến phòng thi bị muộn.
b) Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh.
c) Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm
Trả lời:
a) Học sinh sẽ không được thi hoặc bị mất khoảng thời gian đến muộn đó.
b) Hành khách sẽ bị mất chuyến bay, chuyến tàu và phải mua lại vé.
c) Tình trạng người bệnh sẽ xấu hơn.
Bài 3 trang 16 Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành):
a) Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mât tiền mua nên không cần tiết kiệm
b) Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
c) Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc.
d) Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả
Trả lời:
a) Không tán thành.
Thời giờ không mất tiền mua, ai cũng có nhưng để trôi qua lãng phí sẽ không lấy lại được.
b) Không tán thành.
Việc học suốt ngày không tốt cho sức khỏe và trí não. Chúng ta phải sử dụng thời giờ hợp lí để nghỉ ngơi đan xen việc học.
c) Phân vân
Nếu hiệu suất công việc đạt mức ổn định không bị ảnh hưởng thì làm nhiều việc cùng một lúc là chấp nhận được. Còn nếu ảnh hưởng đến hiệu suất thì không tốt.
d) Tán thành.
Bài 4 trang 16 Đạo Đức 4: Em đã biêt tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh một việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
Trả lời:
– Em có thời gian biểu sinh hoạt mỗi ngày để thực hiện đúng mọi việc sao cho hợp lí.
Bài 5 trang 16 Đạo Đức 4: Em hãy viết, vẽ hoặc kể cho các bạn nghe về một tấm gương biết tiết kiệm thời giờ.
Trả lời:
Thời gian quý báu lắm!
Chuyện kể rằng: Sinh thời, Bác Hồ “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc trực tiếp với Bác đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8h bắt đầu, bây giờ 8h10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ vì thời gian quý báu lắm!”. Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cán bộ cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút. Tất nhiên là đồng chí đó có lý do là mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Thế nhưng, Bác vẫn nhẹ nhàng bảo:
Chú làm tướng mà chậm 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hợp đồng đi sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Lúc đồng chí này xuất hiện, Bác hỏi:
– Chú đến chậm mấy phút?
– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
– Chú tính thế không đúng. 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây!
Đồng chí cán bộ nọ rất lấy làm ái ngại, từ đó luôn đến đúng giờ.
Bài 6 trang 16 Đạo Đức 4: Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
Trả lời:
– 5:00 Dậy tập thể dục.
– 6:00 Vệ sinh cá nhân
– 6:10 Ăn sáng
– 6:30 Đi học
– 7:00 đến 11:00 Học buổi sáng
– 11:10 Ăn trưa
– 12:00 Ngủ trưa
– 14:00 Dậy đi học buổi chiều
– 16:00 Đi đá bóng
– 18:00 Về nhà vệ sinh cá nhân
– 18:30 Ăn tối
– 19:00 Rửa bát
– 19:30 Học bài
– 21:00 Nghỉ xem ti vi
– 22:00 Soạn lại bài vở
– 23:00 Đi ngủ.