Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 5
- Sách Giáo Khoa Đạo Đức Lớp 5
- Sách Giáo Viên Đạo Đức Lớp 5
- Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 5
Câu 1 trang 38 Đạo Đức 5: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh?
Trả lời:
Cuộc sống của những người dân ở vùng có chiến tranh là ảnh hưởng nhiều nhất. Họ phải sống trong nỗi nơm nớp lo sợ bom đạn. Đường xá, ruộng đất, công trình kiến trúc bị phá hủy. Đặc biệt là trẻ em là tầng lớp bị ảnh hưởng nhiều nhất: mồ côi cha mẹ, buộc phải đi lính, …
Câu 2 trang 38 Đạo Đức 5: Chiến tranh đã gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
Chiến tranh gây ra rất nhiều hậu quả đặc biệt là về con người. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ tiến hành ở Việt Nam đã làm gần 3 triệu người chết, 4.4 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người nhiễm chất độc màu da cam và thế hệ sau bị di chứng. Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, di tích lịch sử bị phá hủy.
Câu 3 trang 38 Đạo Đức 5: Để thế giới không còn chiến tranh, mọi người đều được sống trong hòa bình, chùng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
– Chúng ta không nên cổ xúy bạo lực, chiên tranh. Đề cao tinh thần giải quyết mọi vấn đề trong hòa bình.
– Giáo dục lớp trẻ cần phải đoàn kết, hữu nghị không ủng hộ bạo lực.
– Tuyên truyền để hạn chế chiến tranh và hậu quả của nó mang lại
Bài 1 trang 39 Đạo Đức 5: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
b) Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống trong hòa bình.
c) Chỉ nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hòa bình.
d) Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hòa bình.
Trả lời:
a) Tán thành.
Chiến tranh chỉ mang lại cho giai cấp thượng tầng ở phe xâm lược điều họ thỏa mãn. Còn dù là bên xâm lược hay bị xâm lược, những người lính đó sâu trong họ đều căm ghét chiến tranh.
b) Không tán thành.
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng hạnh phúc.
c) Không tán thành.
Trách nhiệm bảo vệ hòa bình đến từ chính chúng ta, những người dân mới là lực lượng chính trong cuộc cuộc bảo vệ hòa bình
d) Tán thành.
Hòa bình hội nhập thế giới là xu hướng tất yếu chung. Không ai mong muốn chiến tranh bởi nó đem lại hậu quả cực kì nặng nề.
Bài 2 trang 39 Đạo Đức 5: Những việc làm, hành động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
a) Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
b) Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
c) Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
d) Thích dùng bạo lực với người khác.
Trả lời:
Những việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình: b và c.
Bài 3 trang 39 Đạo Đức 5: Em biết những hoạt động vì hòa bình nào trong các hoạt động dưới đây?
a) Đi bộ vì hòa bình.
b) Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hòa bình”.
c) Diễn đàn “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”.
d) Mít tinh, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
đ) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
e) Giao lưu với thiếu nhi quốc tế.
g) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động dưới đây.
Trả lời:
– Tất cả những hoạt động vì hòa bình đã nêu ra em đều biết.
– Những hoạt động hòa bình em đã tham gia: a, b, đ, e và g.
Bài 4 trang 39 Đạo Đức 5: Sưu tầm và kể lại một câu chuyện, một tấm gương của thiếu nhi Việt Nam hoặc thế giới tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Trả lời:
Chuyện về Lượm
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi. Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn. Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc. Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.