Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Mở đầu trang 91 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau.
– Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có sự khác nhau về vai trò và đặc điểm tùy thuộc vào mục đích thành lập, các hoạt động sản xuất, phạm v, quy mô,…
Câu hỏi trang 91 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Quan niệm:Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
– Vai trò:Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.
+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.
Câu hỏi trang 93 Địa Lí 10:
Lời giải:
Ví dụ ở Việt Nam
– Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),…
– Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh; khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, Thăng Long, Quang Minh (Hà Nội); KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây (Đồng Nai); KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Bắc Vinh (Vinh)….
– Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,…
– Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Luyện tập 1 trang 93 Địa Lí 10:
Lời giải:
Sơ đồ đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Vận dụng 2 trang 93 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
– Ví dụ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội
Khu công nghiệp Thăng Long là dự án khu công nghiệp tập trung đầu tiên của Việt Nam. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XX, hoàn thành vào năm 1997, KCN có quy mô 300 ha tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Dự án là sản phẩm hoàn chỉnh của Công ty TNHH KCN Thăng Long, do Trung tâm Phát triển vùng SENA (Việt Nam) lập quy hoạch phát triển. KCN tập trung các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) từ Nhật Bản, đầu tư dài hạn vào Việt Nam, số vốn đầu tư lên đến 660 triệu USD.
Toàn cảnh khu công nghiệp Bắc Thăng Long nhìn từ cầu Thăng Long
Các doanh nghiệp FDI quy tụ tại dự án Bắc Thăng Long chủ yếu thuộc các ngành điện tử, máy tính, tàu thuỷ, xe máy, ô tô,… Điển hình nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Canon, Panasonic, Mitsubishi,…
Các khu công nghiệp này có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp tăng.