Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Mở đầu trang 84 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Quá trình đô thị hóa chịu tác động cả nhân tố tự nhiên và kinh tế, xã hội.
– Đô thị hóa có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.
Câu hỏi trang 84 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian, biến động theo thời gian.
– Con người sống khắp nơi trên bề mặt các lục địa và các đảo, quần đảo giữa đại dương.
+ Mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020).
+ Một số khu vực có mật độ dân số cao: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
+ Một số khu vực có mật độ dân số thấp: Bắc Á, Nam Phi, Nam Mĩ,…
– Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia thậm chí và trong một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.
Câu hỏi trang 85 Địa Lí 10:
– Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh họa.
– Cho biết nhân tố nào có vai trò quyết định đến phân bố dân cư. Vì sao?
Lời giải:
* Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ,…
– Các nhân tố kinh tế – xã hội
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: Có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư: những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư trên thế giới.
– Các nhân tố tự nhiên: Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai,…) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.
* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: Có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư. Những khu vực nào có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thu hút được nhiều lao động đến tìm việc làm, định cư lâu dài,… khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về mặt tự nhiên để tiến hành sản xuất và phân bố dân cư như ở các vùng sa mạc, hoang mạc,…
Câu hỏi trang 85 Địa Lí 10:
Lời giải:
Đô thị hóa là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu hỏi trang 86 Địa Lí 10:
Lời giải:
* Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa
– Nhân tố kinh tế – xã hội
+ Trình độ phát triển kinh tế bao gồm quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa, mức sống dân cư,… tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.
+ Quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.
+ Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị là cơ sở pháp lí. tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.
– Nhân tố tự nhiên
+ Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.
+ Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư, do đó quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.
* Ví dụ
– Ở các khu vực có nền kinh tế phát triển, dân cư đông, các nhu cầu lớn về mọi mặt,… hình thành nên các đô thị nhỏ, dần dần dân cư tập trung đông tạo thành các đô thị lớn.
– Ở các vùng ven biển, cửa sông,… vị trí thuận lợi, dân cư tập trung đông dần sẽ hình thành nên các đô thị.
Câu hỏi trang 86 Địa Lí 10:
Lời giải:
Quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường.
|
Tác động tích cực |
Tác động tiêu cực |
Đối với kinh tế – xã hội |
– Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. – Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. – Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,… |
– Gây quá tải cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện nước, y tế, giáo dục,…). – Làm sâu sắc sự phân hóa giàu nghèo, tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. – Khó khăn trong quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. – Ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế,… |
Đối với môi trường |
– Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng. – Hình thành môi trường đô thị hiện đại. – Giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh,… |
– Đô thị hóa làm suy giảm đa dạng sinh học. – Thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,… – Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt các đô thị. |
Luyện tập trang 87 Địa Lí 10:
a. Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của một số châu lục trên thế giới năm 1950 và năm 2020.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về mật độ dân số của một số châu lục trên thế giới năm 1950 và năm 2020.
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHÂU LỤC TRÊN
THẾ GIỚI NĂM 1950 VÀ NĂM 2020
b) Nhận xét và giải thích
– Nhận xét
+ Mật độ dân số các châu lục có sự khác nhau và có xu hướng tăng lên.
+ Châu Á có mật độ dân số cao nhất (150 người/km2), tiếp đến là châu Phi (45 người/km2), châu Âu (34 người/km2) và châu Đại Dương (5 người/km2).
+ Mật độ dân số của châu Á tăng 105 người/km2, châu Phi tăng 37 người/km2, châu Âu tăng 9 người/km2 và châu Đại Dương tăng 3 người/km2 trong giai đoạn 1950 – 2020.
– Giải thích
+ Mật độ dân số tăng liên quan đến sự gia tăng dân số ở các châu lục khác nhau.
+ Châu Á và châu Phi là các quốc gia có gia tăng tự nhiên cao, ở châu Á riêng Ấn Độ và Trung Quốc dân số đã gần 3 tỉ người (thế giới khoảng 7 tỉ người). Ở châu Âu và châu Đại Dương dân số tăng chủ yếu do gia tăng cơ học (số người nhập cư), còn gia tăng tự nhiên thấp, nhiều quốc gia còn dưới 0 -> Mật độ dân số thấp hay cao phụ thuộc vào gia tăng dân số thực tế (gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học).
Vận dụng trang 87 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Học sinh tìm hiểu qua sách, báo, internet, tư liệu và thực tế tại địa phương.
– Một số gợi ý cần tìm hiểu: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.