Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Mở đầu trang 47 Địa Lí 10:
Lời giải:
Những nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là: khí hậu, nước, đất, sinh vật, địa hình và con người.
Câu hỏi 1 trang 47 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Khái niệm: Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.
– Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống. Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp ô-dôn của khí quyển, ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở đáy lớp vỏ phong hoá trên đất liền.
-> Như vậy, sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
Câu hỏi 2 trang 47 Địa Lí 10:
– Trình bày các đặc điểm của sinh quyển.
– Lấy ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất.
Lời giải:
* Sinh quyển có một số đặc điểm cơ bản
– Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất.
– Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ.
– Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.
* Lấy ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất
– Sinh quyển tác động đến sự thay đổi của các thành phần khí trong khí quyển, tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.
– Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, mưa lớn (thủy quyển) gây nên lũ lụt khiến nhiều loài động vật và thực vật (sinh quyển) chết, gây ô nhiễm môi trường (khí quyển). Khi xác động vật, thực vật được vi sinh vật phân hủy thành mùn lại tạo ra chất hữu cơ cho đất (thổ nhưỡng quyển).
Câu hỏi trang 48 Địa Lí 10:
Lời giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật
– Khí hậu: Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định.
– Nước: Là nguyên liệu cho cây quang hợp, là phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
– Đất: Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và sự phân bố thực vật. Qua đó, cũng tác động đến sự phân bố động vật.
– Địa hình: Độ cao của địa hình làm thay đổi lượng nhiệt, lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất mà cây nhận được. Độ dốc và hướng sườn cũng tác động đến lượng nhiệt, ánh sáng và ẩm mà thực vật nhận được.
– Sinh vật: Nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển và phân bố của động vật là nguồn thức ăn. Vì thế, nơi nào có nguồn thức ăn phong phú thì nơi đó có sự tập trung của nhiều loài, tạo nên tính đa dạng sinh học trong tự nhiên.
– Con người: Hoạt động kinh tế cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố của sinh vật cả theo hướng tích cực (mở rộng phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi,…) và tiêu cực (phá rừng, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên,…).
Luyện tập trang 48 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ: từ xích đạo về cực thảm thực vật thay đổi lần lượt là rừng nhiệt đới – xavan – hoang mạc, bán hoang mạc – thảo nguyên ôn đới – rừng lá rộng ôn đới – rừng hỗn hợp – rừng lá kim – đài nguyên – hoang mạc cực.
– Sự thay đổi thảm thực vật theo độ cao: càng lên cao lượng nhiệt ẩm và các chất dinh dưỡng càng thay đổi làm thảm thực vật thay đổi theo, từ thấp lên cao lần lượt là rừng nhiệt đới – rừng lá rộng ôn đới – rừng lá kim – đài nguyên – băng tuyết.
Vận dụng trang 48 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Học sinh có thể tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
– Cây chè là cây trung tính trong giai đoạn cây con, lớn lên ưa sáng hoàn toàn. Dưới bóng râm, là chè xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao nhưng búp thưa, sản lượng thấp vì quang hợp yếu. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ -> Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện nhiệt ẩm và đất feralit rất thích hợp trồng cây chè.
– Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây -> Vùng Tây Nguyên có đất badan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.