Chương 8: Địa lí dân cư

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 60 Địa Lí 10:

Lời giải:

– Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố từ tự nhiên đến kinh tế – xã hội. Các nhân tố này không tác động riêng lẻ mà kết hợp với nhau -> Dân cư phân bố không đồng đều.

– Các đô thị là khu vực có nhiều thuận lợi để định cư, kinh tế phát triển -> Thu hút được nhiều dân cư đến sinh sống và làm việc, là nơi tập trung đông dân.

Câu hỏi trang 61 Địa Lí 10:

– Xác định trên bản đồ một số nước có mật độ dân số trên 200 người/km2 và một số nước có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

– Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư.

Lời giải:

– Một số quốc gia có mật độ dân số trên 200 người/km2: Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, I-ta-li-a,…

– Một số quốc gia có mật độ dân số dưới 10 người/km2: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Li-bi, Ca-dắc-xtan, Ô-xtrây-li-a,…

– Tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư.

* Nhân tố tự nhiên

+ Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

+ Nhìn chung, những khu vực có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường thiên nhiên thuận lợi là các khu vực có dân cư sinh sống đông đúc và ngược lại.

* Nhân tố kinh tế – xã hội

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sáng tự giác. Sự phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Nói chung, những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với các hoạt động công nghiệp, dịch vụ.

+ Những khu vực được khai thác lâu đời thường có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

+ Di cư có tác động tới sự phân bố dân cư thế giới. Trong lịch sử, các luồng di dân lớn có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả một châu lục.

Câu hỏi 1 trang 61 Địa Lí 10:

Lời giải:

Đô thị hoá là một quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu hỏi 2 trang 61 Địa Lí 10:

Lời giải:

Các nhân tố tác động đến đô thị hoá: Quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi hay khó khăn, nhanh hay chậm, diễn biến theo hướng tích cực hay tiêu cực, phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tố.

– Nhân tố tự nhiên

+ Các đặc điểm tự nhiên như quỹ đất, địa hình, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản,… tạo thuận lợi hay khó khăn cho đô thị hoá.

+ Tuy nhiên, các nhân tố tự nhiên không phải là nhân tố quyết định đô thị hoá.

– Nhân tố kinh tế – xã hội

+ Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp gắn với khoa học – công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá. Công nghiệp hoá và đô thị hoá là hai quá trình song hành và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,… đều có tác động đến quá trình đô thị hoá.

+ Chính sách phát triển đô thị được đề ra xuất phát từ những hoàn cảnh cụ thể về tự nhiên, kinh tế – xã hội,… của quốc gia, của vùng và được ban hành bởi các chính sách về quy hoạch đô thị. Đây là nhân tố quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Câu hỏi 3 trang 62 Địa Lí 10:

Lời giải:

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường

Ảnh hưởng tích cực

Ảnh hưởng tiêu cực

Về kinh tế

– Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

– Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

– Tăng năng suất lao động.

Giá cả ở đô thị thường cao.

Về xã hội

– Tạo thêm nhiều việc làm mới.

– Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

– Nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư.

– Tạo áp lực về nhà ở, hạ tầng đô thị.

– Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.  

Về môi trường

Mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đô thị hoá tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn. 

Luyện tập trang 62 Địa Lí 10:

BẢNG 20.2. TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA THẾ GIỚI,

GIAI ĐOẠN 1950 – 2020 (Đơn vị: %)

Năm

1950

1970

2000

2020

Thành thị

29,6

36,6

46,7

56,2

Nông thôn

70,4

63,4

53,3

43,8

– Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 1950 – 2020.

– Nêu nhận xét.

Lời giải:

* Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2020

* Nhận xét

– Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của thế giới có sự biến động qua các năm.

– Tỉ lệ dân thành thị tăng lên liên tục và tăng thêm 26,6%.

– Tỉ lệ dân nông thôn giảm liên tục và giảm 26,6%.

– Dân thành thị luôn chiếm tỉ trọng thấp hơn dân nông thôn nhưng năm 2020 dân thành thị đã chiếm tỉ trọng cao hơn (56,2% so với 43,8%).

Vận dụng trang 62 Địa Lí 10:

Lời giải:

– Học sinh tìm thông tin qua sách, báo hoặc internet về thông tin đô thị hóa ở địa phương mình sinh sống.

– Một số ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế, xã hội học sinh có thể lưu ý:

* Tích cực

+ Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.

+ Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.

+ Sử dụng đông đảo lực lượng lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập,…

* Tiêu cực

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Cạn kiệt tài nguyên.

+ Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1132

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống