Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Mở đầu trang 93 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Vai trò: vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật,… đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ; vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư,…
– Đặc điểm: Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra; Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.
– Tình hình phát triển: Các loại hình vận tải ngày càng phát triển và hiện đại hóa.
Câu hỏi trang 93 Địa Lí 10:
Lời giải:
* Vai trò
– Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật, … đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Nhờ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.
– Với đời sống xã hội, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
– Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
* Đặc điểm
– Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
– Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.
– Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là: khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá); khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km), cự li vận chuyển (km).
– Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới (gồm các tuyến và các đầu mối giao thông).
– Khoa học – công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của ngành giao thông vận tải.
Câu hỏi 1 trang 95 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của loại hình vận tải, sự hình thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông và sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
– Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hoá, hành khách).
+ Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải.
+ Khoa học – công nghệ: Ảnh hưởng tới trình độ (vận tốc phương tiện, sự an toàn, sự tiện nghi,…) của giao thông vận tải.
Câu hỏi 2 trang 95 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Tình hình phát triển
+ Ưu thế của giao thông vận tải đường ô tô là sự tiện lợi, tính cơ động, dễ kết nối với các loại hình vận tải khác,…
+ Tổng chiều dài đường ô tô trên thế giới không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (năm 2000) lên 38 016,5 nghìn km (năm 2019).
+ Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.
+ Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
-> Vì vậy việc phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, giao thông thông minh đang được các quốc gia hướng tới.
– Sự phân bố
+ Mật độ và chiều dài đường ô tô rất khác nhau giữa các châu lục và các quốc gia.
+ Riêng năm nước có chiều dài đường ô tô lớn nhất (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga) đã chiếm hơn 1/2 tổng chiều dài đường ô tô của thế giới.
Câu hỏi trang 96 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Tình hình phát triển
+ Đầu thế kỉ XIX, giao thông vận tải đường sắt ra đời với sự kết hợp giữa việc sử dụng đầu máy hơi nước với đường ray bằng sắt.
+ Ngành vận tải đường sắt không ngừng phát triển cả về chiều dài tuyến đường, trình độ kĩ thuật, khả năng vận hành,…
+ Tổng chiều dài đường sắt của thế giới tăng từ 1 011,7 nghìn km (năm 2000) lên 1 321,9 nghìn km (năm 2019).
+ Tốc độ và sức vận tải đã tăng lên nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ.
+ Hiện nay, ngành đường sắt tăng cường áp dụng công nghệ mới, tự động hoá để đạt hiệu quả tối ưu và chú ý tới bảo vệ môi trường.
+ Một số loại hình đường sắt được phát triển là đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các tuyến tàu siêu tốc,…
– Sự phân bố
+ Mạng lưới đường sắt có sự phân bố không đều giữa các châu lục và các quốc gia.
+ Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ là những nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới.
Câu hỏi 1 trang 97 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Tình hình phát triển
+ Vận tải hàng không là ngành giao thông vận tải ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng sân bay, máy bay.
+ Năm 2018, ngành hàng không thế giới vận chuyển được hơn 4,4 tỉ lượt hành khách. Các máy bay ngày càng hiện đại hơn, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay được quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.
+ Bảo vệ môi trường không khí cũng là vấn đề lớn của ngành vận tải đường hàng không.
– Sự phân bố
+ Các tuyến đường hàng không sôi động nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương nối châu Âu với châu Mỹ và các tuyến nối Hoa Kỳ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
+ Các nước có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển lượng hành khách lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc,…
+ Các sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn nhất năm 2019 là: Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ), Dubai (Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất),…
Câu hỏi 2 trang 97 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Tình hình phát triển
+ Giao thông đường biển đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng của tất cả các phương tiện vận tải hàng hóa trên thế giới (chủ yếu là dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ).
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng tàu công-te-nơ không ngừng tăng và trở nên thông dụng. Năm 2019, số lượng tàu biển trên thế giới đã đạt hơn 2 triệu chiếc.
+ Ngành vận tải đường biển hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro và bảo vệ hàng hoá an toàn trong quá trình vận chuyển, đồng thời chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường biển và đại dương.
– Sự phân bố
+ Các tuyến đường biển hoạt động sôi động nhất là các tuyến kết nối giữa châu Âu với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các tuyến kết nối hai bờ Đại Tây Dương.
+ Các cảng biển có lượng hàng hoá lưu thông qua cảng lớn nhất (năm 2019) đều nằm ở châu Á: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po, Ninh Ba – Chu Sơn (Trung Quốc), Thâm Quyến (Trung Quốc), Bu-san (Hàn Quốc),….
Luyện tập trang 97 Địa Lí 10:
Lời giải:
– Tình hình phát triển
+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo sông, hồ của con người.
+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thuỷ, kết nối vận tải đường thuỷ và cảng biển bằng công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,… là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông, hồ trong tương lai.
– Sự phân bố
+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông sông, hồ là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ca-na-đa.
+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,… (châu Âu), Mê Công, Dương Tử,… (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ,… (châu Mỹ).
Vận dụng trang 97 Địa Lí 10:
BẢNG 34. SỐ LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2019 (Đơn vị: tỉ người)
Năm |
2000 |
2010 |
2019 |
Số lượng hành khách |
1,9 |
2,6 |
4,4 |
Lời giải:
* Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA THẾ GIỚI
* Nhận xét
– Số lượng khách hành khách vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới ngày càng tăng lên.
– Giai đoạn 2000 – 2019, số lượng khách hành khách vận chuyển bằng đường hàng không tăng thêm 2,5 tỉ người và tăng gấp 2,3 lần.
Câu 2 trang 97 sgk Địa Lí 10 mới: Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không hoặc giao thông vận tải đường hàng không ở nước ta.
Trả lời:
– Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
– Ví dụ: Giao thông vận tải đường ô tô ở nước ta
Ngành GTVT nước ta đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến trục dọc “xương sống” của đất nước là Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, trong đó nổi lên 02 công trình qui mô và hiện đại là Hầm đường bộ đèo Hải Vân và cầu Mỹ Thuận. Cùng với trục dọc này, một trục dọc thứ hai cũng đã hình thành. Đó là đường Hồ Chí Minh đã hoàn tất giai đoạn 1 (Đoạn từ Hoà Lạc đến Ngọc Hồi). Đường Hồ Chí Minh sẽ nối kết hơn 100 tuyến đường ngang trong đó có các trục hành lang Đông-Tây, nối liền với QL 1A ở phía Đông, gắn với hệ thống cảng biển nước sâu dọc bờ biển miền Trung, hệ thống các sân bay trên cao nguyên… hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam và liên thông với các nước láng giềng.
Hầm Hải Vân, địa phận Huế và Đà Nẵng
Ngoài 02 trục dọc trên, Ngành GTVT đã hoàn thành các tuyến quốc lộ chính yếu nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tế như QL5, QL18, QL10, QL22, QL51, QL14B… Đồng thời, đã và đang nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam; các tuyến quốc lộ ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên các tuyến đường mới, hàng loạt các cầu đã được xây dựng như: cầu Kiền, cầu Tô Châu, Tạ Khoa, Bến Lức, cầu Tuần và tuyến tránh thành phố Huế, cầu Tân An và tuyến tránh Tân An, cầu Yên Lệnh; cầu Tuyên Nhơn (tuyến N2); các cầu thuộc dự án cầu QL1: Đà Rằng, Diêu Trì, Tam Giang; Sông Vệ, Câu Lâu, Trà Khúc, Cây Bứa, Bồng Sơn và Bàn Thạch; cầu Sông Rộ (dự án Đường HCM về quê Bác); cầu Gò Chai (dự án Đường xuyên Á); cầu Hoà Mạc, cầu Kênh Tiêu, cầu Hà Nha, cầu Giát (QL38)… Đặc biệt, hiện nay công trình cầu Cần Thơ đã được khởi công, đánh dấu sự hoàn tất các cầu trên Quốc lộ 1 – huyết mạch giao thông của đất nước.
Cầu Tô Châu bắc qua sông Giang Thành trên Quốc lộ 80 TP. Hà Tiên, Kiên Giang
Bên cạnh các dự án sử dụng vốn NSNN và tài trợ quốc tế, trong giai đoạn vừa qua đã nổi lên một số dự án BOT lần đầu tiên đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như BOT Đèo Ngang; BOT An Sương – An Lạc. Đây là tín hiệu rất đáng mừng về khả năng huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội cho sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.