Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 11
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 11
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 11
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 11
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 10 Tiết 2: Kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 92: Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?
Trả lời:
– Khoáng sản đa dạng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu..).
– Tài nguyên rừng giàu có.
– Nguồn lao động dồi dào, năng động.
– Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 93: Dựa vào bảng 10.1. nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc.
Trả lời:
Sản lượng các sản phẩm công nghiệp Trung Quốc tăng lên liên tục:
– Sản lượng xi măng tăng nhanh nhất, tăng 6,64 lần.
– Tiếp đến là sản lượng thép, tăng 5,8 lần và sản lượng điện, tăng 6 lần.
– Sản lượng phân đạm tăng 2,15 lần.
– Tăng chậm nhất là than (1,7 lần).
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 94: Dựa vào hình 10.8, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sự phân bố này.
Trả lời:
* Các ngành công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, ven các con sông lớn và vùng biển phía Đông.
* Nguyên nhân: miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi
– Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa- nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới.
– Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…
+ Khoáng sản giàu có, trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
– Kinh tế- xã hội:
+ Dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều thành phố lớn, các trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước.
+ Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư.
+ Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 95: Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
Trả lời:
* Nhận xét:
– Cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc phân bố tập trung ở khu vực miền Đông Trung Quốc.
– Miền Tây hầu như không phát triển trồng trọt, chủ yếu là các đàn cừu và ngựa.
* Nguyên nhân:
– Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:
+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..
+ Vùng biển phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
+ Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật.
– Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên, khí hậu lục đia khô hạn, các hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ phù hợp với điều kiện sinh thái của cừu và ngựa.
Bài 1 trang 95 Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.
Trả lời:
Kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc:
* Ngành nông nghiệp:
– Kết quả:
+ Sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao.
+ Một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn.
– Nguyên nhân: áp dụng nhiều chính sách cải cách trong nông nghiệp
+ Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.
+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
+ Miễn thuế nông nghiệp cho người dân
* Công nghiệp :
– Kết quả:
+ Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.
+ Nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng như: than, thép, xi măng, phân đạm.
+ Phát triển công nghiệp địa phương, thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.
– Nguyên nhân :
+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
+ Thu hút vốn đầu tư lớn, năm 2004 thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất thế giới (60%).
+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.
Bài 2 trang 95 Địa Lí 11: Dựa vào hình 10,8, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp Trung Quốc?
Trả lời:
* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
– Công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, hạ lưu các con sông lớn và ven biển phía Đông.
* Nguyên nhân: miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi
– Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…).
– Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
=> thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
– Kinh tế- xã hội:
+ Dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều thành phố lớn, các trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước.
+ Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư.
+ Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
Bài 3 trang 95 Địa Lí 11: Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?
Trả lời:
* Nguyên nhân:
– Miền đông có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi:
+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..
=> Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp, chăn nuôi lợn, bò; đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
+ Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…).
=> Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
– Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên cao, khí hậu lục đia khắc nghiệt khô hạn.