Bài 9: Nhật Bản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

(trang 75 sgk Địa Lí 11): – Quan sát hình 9.2, hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản.

Trả lời:

– Địa hình: đồi núi chiếm 80% diện tích, chạy dọc đất nước. Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển, đất đai khá tốt. Nhìn chung, Nhật thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).

– Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

– Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nêc những ngư trường lớn giàu tôm, cá….

(trang 76 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 9.1,hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào? Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kỉnh tế – xã hội.

Trả lời:

– Xu hướng: tốc độ tăng dân số hàng năm giảm dần, tỉ lệ người già ngày càng lớn.

– Tác động: thiếu nguồn lao động. Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,…).

(trang 77 sgk Địa Lí 11): – Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế – xã hội Nhật Bản?

Trả lời:

– Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.

– Những đức tính đó trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Với một đất nước có rất nhiều khó khăn về tự nhiên, thì ý chí, nghị lực và các đức tính quý báu trên đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó.

(trang 77 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 9.2, hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến 1973.

Trả lời:

– Giai đoạn phát triển rất nhanh là 1950 – 1954.

– Các giai đoạn tiếp theo (1955 – 1959, 1960 – 1964, 1965 – 1969) có tốc độ phát triển nhanh, nhưng thấp hơn giai đoaạn 1950 – 1954.

– Giai đoạn 1970 – 1973: tốc độ phát triển chậm lại so với trước.

(trang 77 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 – 2005.

Trả lời:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đặc biệt các năm từ 1995 đến 2001. Đến năm 2003, nền kinh tế có sự phát triển khá hơn, nhưng tốc độ chậm và sụt giảm vào năm 2005.

Bài 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Lời giải:

a) Thuận lợi

– Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,…), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.

– Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.

– Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá….

– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

– Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

b) Khó khăn

– Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.

– Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).

– Nghèo khoáng sản.

– Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.

v

Bài 2: Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa.

Lời giải:

– Tỉ lệ người trên 65 tuổi trong dân cư ngày càng lớn (năm 1970: 7,1%; năm 1997: 15,7%; năm 2005: 19,2%).

– Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 ngày càng ít (năm 1970: 223,9%; năm 1997: 15,3%; năm 2005: 13,9%).

– Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,1% năm 2005).

Bài 3: Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ:

– So sánh :

      + Giai đoạn 1950 – 1973: phát triển rất nhanh trong các năm 1950 – 1954. Giai đoạn tiếp theo (1955 – 1959, 1960 – 1964, 1965 – 1969) có tốc độ phát triển nhanh, nhưng thấp hơn giai đoạn 1950 – 1954. Giai đoạn 1970 – 1973: tốc độ phát triển chậm lại so với trước.

      + Giai đoạn 1990 – 2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đặc biệt các năm từ 1995 đến 2001. Đến năm 2003, nền kinh tế có sự phát triển khá hơn, nhưng tốc độ chậm và sụt giảm vào năm 2005.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 962

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống