Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 44: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Báo cáo:
Báo cáo ngắn về địa lí địa phương thành phố Hà Nội
1. Vị trí địa lí.
Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có vị trí từ 20053’ vĩ độ Bắc đến 21044’ và 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội còn là thủ đô, trung tâm kinh tế- văn hóa – chính trị của cả nước.
Thành phố Hà Nội bao gồm 12 quận, một thị xã và 17 huyện lị với tổng diện tích là 3.329 km2 và dân số 7.588 triệu người (2015).
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng, thuận lợi để xây dựng các công trình nhà ở, xí nghiệp, công ty…
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 200C, mùa đông có ba tháng nền nhiệt xuống dưới 150C.
Thủy văn quan trọng nhất là con sông Hồng chảy qua thành phố với chiều dài 163km, chiếm 1/3 tổng chiều dài của sông Hồng chảy trên lãnh thổ nước ta.
Sông Hồng nhiều nước, giàu phù sa đã mang lại cho thành phố, đặc biệt vùng ngoài đê nguồn phù sa màu mỡ.
Lượng mưa hằng năm khá lớn, mưa do đón gió Đông Nam vào mùa hạ từ biển vào, mưa dải hội tụ nhiệt đới.
→ Với đặc điểm tự nhiên trên, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư, phát triển nông nghiệp (rau cao cấp vụ đông, hoa màu, lương thực…), phát triển du lịch.
3. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động.
Dân cư đông đúc với tổng số dân là 7.588 triệu người (năm 2015), mật độ dân số rất cao, trung bình trên 8000 người/km2, có những quận mật độ dân số trên 30.000 người/km2 (Đống Đa, Hoàn Kiếm). Hà Nội thu hút mạnh mẽ nguồn dân cư các tỉnh thành khác chuyển đến, nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao (từ công nhân đến y bác sĩ, kĩ sư…).
Dân cư đông đúc tạo nên thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn, đồng thời cung cấp nguồn lao động dồi dào, năng động và có chất lượng cao. Thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt ngành công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên vấn đề dân số đang gây sức ép lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục; thất nghiệp thiếu việc làm; ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông; vấn đề giải quyết lương thực; tệ nạn xã hội…
Để giải quyết tốt vấn đề dân cư và lao động, Hà Nội cần có các chính sách phân bố lại dân cư lao động, mở rộng vùng kinh tế ra các huyện ngoại thành, thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, thu hút đầu tư về các vùng ngoại thành (chung cư, khu công nghiệp…).
4. Đặc điểm kinh tế – xã hội.
Hà Nội là một là thủ đô của cả nước, có lịch sử nghìn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của cả nước. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại ; là đầu mối giao thông vận tải của cả nước ; có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước…Với những điều kiện thuận lợi trên Hà Nội đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, tương xứng với vị thế là thủ đô cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2% năm 2016 (rong đó dịch vụ tăng 8,3%, công nghiệp – xây dựng). Công nghiệp và dịch vụ đã và đang tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế của thành phố, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ và tạo ra các sản phẩm giá trị lớn.
Các ngành công nghiệp quan trọng gồm chế biến lương thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim đen.
Hà Nội là trung tâm hàng hóa bán buôn bán lẻ lớn thứ hai cả nước. Du lịch sẽ tiếp tục là ngành mũi nhọn của Thủ đô (năm 2016 khách quốc tế đạt 2,8 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 9,24 triệu lượt khách, doanh thu khách sạn lữ hành đạt 55.105 tỷ đồng, tăng 10,6%). Hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nội tiếp tục tăng lên về kim ngạch và tốc độ.
Định hướng nổi bật của Hà Nội trong những năm tới là phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ chế thông thoáng hơn nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Nói không với những dự án gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và tài nguyên. Tiếp tục phát huy thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ tiêu dùng.
5. Địa lí một số ngành kinh tế chính.
– Điều kiện phát triển : Hà Nội có điều kiện địa hình bằng phẳng, khí hậu sông ngòi thuận lợi cho xây dựng phát triển các khu công nghiệp ; nằm gần vùng nguyên nhiên liệu lớn của cả nước (Trung du miền núi Bắc Bộ), nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước, thị trường tiêu thụ lớn, một trong ba đỉnh của tam giác tawngg trưởng phía Bắc, là đầu mối giao thông vận tải của cả nước, dân cư lao động đông đúc và có trình độ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
– Các ngành kinh tế chính :
+ Công nghiệp sản xuất ô tô, cơ khí, điện tử đang có vị thế lớn nhất với lợi thế về nguồn lao động kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và nguyên liệu đầu vào từ vùng trung du Bắc Bộ lớn.
+ Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm phát triển mạnh với lợi thế về nguồn lương thực ở đồng bằng sông Hồng, nguồn nguyên liệu nông – lâm – thủy sản của Trung du miền núi Bắc Bộ, lao động dồi dào…
– Ngoài ra ở các địa phương còn phát triển các ngành truyền thống như sản xuất gốm (làng gốm Bát Tràng), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông).