Địa Lí Dân Cư

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 17: Lao động và việc làm giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 17 trang 73: Từ bảng 17.1 hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta.

Trả lời:

– Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 12,3% (1996) lên 25,0% (2005), tăng 12,7%.

– Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm từ 87,7% (1996) xuống 75,0% (2005), giảm 12,7%.

– Trong số lao động đã qua đào tạo:

   + Tăng nhanh nhất là lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp.

   + Tiếp theo là lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.

   + Sau đó là lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp.

– Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với lao động chưa qua đào tạo.

– Phần lớn lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ nghề sơ cấp, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ thấp.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 17 trang 74: Từ bảng 17.2 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.

Trả lời:

– Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi qua các năm.

– Tỉ lệ lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất và giảm dần từ 65,1% (2000) xuống 57,3% (2005), giảm 7,8%.

– Tỉ lệ lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và tăng từ 13,1% (2000) lên 18,2% (2005), tăng 5,1%.

– Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (2000) lên 24,5% (2005), tăng 2,7%.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 17 trang 75: Từ bảng 17.3, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.

Trả lời:

– Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi qua các năm.

   + Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm từ 9,3% (2000) lên 9,5% (2005), tăng 0,2%.

   + Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm từ 90,1% (2000) xuống còn 88,9% (2005), giảm 1,2%.

   + Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ 0,6% (2000) lên 1,6% (2005), tăng 1,0%.

– Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển củạ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 17 trang 75: Từ bảng 17.4 nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.

Trả lời:

– Tỉ lệ lao động nông thôn giảm từ 79,9% (1996) xuống còn 75,0% (2005), giảm 4,9%.

– Tỉ lệ lao động thành thị tăng từ 20,1% (1996) lên 25,0% (2005), tăng 4,9%.

   ⇒ Sự chuyển dịch này phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Bài 1 trang 76 Địa Lí 12: ): Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Trả lời:

– Thế mạnh:

   + Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động.

   + Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh…

   + Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

– Hạn chế:

   + Lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là thiếu lao động lành nghề.

   + Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.

   + Lao động phân bố không đều giữa các vùng trên cả nước.

Bài 2 trang 76 Địa Lí 12: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

– Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có sự chênh lệch và thay đổi qua các năm.

– Tỉ lệ lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất và giảm dần từ 65,1% (2000) xuống 57,3% (2005), giảm 7,8%.

– Tỉ lệ lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và tăng từ 13,1% (2000) lên 18,2% (2005), tăng 5,1%.

– Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (2000) lên 24,5% (2005), tăng 2,7%.

– Xu hướng chuyển dịch như trên là theo hướng CNH – HĐH, tuy nhiên sự chuyển biến vẫn còn chậm.

Bài 3 trang 76 Địa Lí 12: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng.

Trả lời:

– Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

– Thực hiện tốt chính sách DS, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản.

– Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, sản xuất, chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.

– Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

– Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 928

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống