Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 88: Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ do sự phân hoá khí hậu ở nước ta.

Trả lời:

– Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam

   + Đồng bằng sông Hồng:

      • Có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.

      • Có vụ đông trồng các cây rau ôn đới.

   + Đồng bằng sồng Cửu Long:

      • Có hai vụ lúa chính trong năm là vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.

      • Có thêm vụ lúa mùa nhưng diện tích không đáng kể.

– Sự khác biệt mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi

   + Ở đồng bằng chủ yếu là hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Riêng ở đồng bằng sông Hồng còn có vụ đông.

   + Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Mỗi năm thường có hai vụ chính, ngoài ra còn có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc vào mùa đông lạnh có thể trồng được các loại cây rau màu ôn đới có giá trị cao

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 88: Việc sử đụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cán chú ý những điều gì?

Trả lời:

– Cần bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất.

– Áp dụng các hệ thống canh lác khác nhau giữa các vùng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 91: Quan sát bảng 21 rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta.

Trả lời:

– Số hộ nông thôn theo ngành nông – lâm – thuỷ sản đã giảm từ 80,9% (2001) xuống còn 71,0% (2006).

– Tỉ lệ hộ công nghiệp – xây dựng tăng khá mạnh, từ 5,8% (2001) lên 10,0% (năm 2006).

– Tỉ lệ hộ dịch vụ cũng tăng từ 10,6% (2001) lên 14,8 (2006).

– Trong cơ cấu kính tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đang đóng vai trò ngày càng cao.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 91: Đọc hình 21 đế nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trả lời:

– Các tỉnh thuần nông có tỉ lệ của nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông thôn cao (các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên).

– Các tỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo huớng đa dạng hoá, phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp tỉ lệ này giảm, chủ yếu là ven các thành phố lớn (đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ…).

Bài 1 trang 92 Địa Lí 12: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì. Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

Trả lời:

– Thuận lợi:

   + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa rõ rệt ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

   + Trung du và miền núi có thế mạnh trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

   + Ở đồng bằng thuận lợi trồng cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.

– Khó khăn:

   + Tính bấp bênh của nông nghiệp nhiệt đới.

   + Khó khăn cho phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi.

   + Tính mùa vụ khắc khe trong sản xuất nông nghiệp.

– Chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

   + Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

   + Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.

   + Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

   + Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

   + Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.

Bài 2 trang 92 Địa Lí 12: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

Trả lời:

Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hiện đại
Quy mô – Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công – Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc
Hiệu quả mang lại – Năng xuất lao động thấp – Năng suất lao động cao
Phương thức canh tác – Sản xuất tự cung, tự cấp, đa canh là chính – Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông – công nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm – Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng – Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
Phân bố

– Nhiều nơi trên cả nước.

– Tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn.

– Nhiều nơi ở trên một số vùng.

– Tập trung ở các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.

Bài 3 trang 92 Địa Lí 12: Phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006.

Trả lời:

– Ở Đông Nam Bộ:

   + Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất (có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm.

   + Tiếp đến là trang trại chăn nuôi (nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn).

– Ở Đồng bằng sông Cửu Long:

   + Trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất (nhiều điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản.

   + Tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và nhu cầu.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 952

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống