Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 22 trang 93: Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này.
Trả lời:
– Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đa dạng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác.
– Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm mạnh tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực từ 67,1% (1990) xuống còn 59,2% (2005), giảm 7,9%.
+ Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây rau đậu từ 7,0% (1990) lên 8,3% (2005), tăng 1,3%.
+ Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp từ 13,5% (1990) lên 23,7% (2005), tăng 10,2%.
+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây ăn quả từ 10,1% (1990) xuống còn 7,3% (2005), giảm 2,8%.
+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất cây khác từ 2,3% (1990) xuống còn 1,5 % (2005), giảm 0,8%.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 22 trang 93: Hãy xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) các đồng bằng lớn cũa nước ta và các đổng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hải miển Trung.
Trả lời:
– Hai đồng bằng lớn: đồng bằng sông Hông và đồng bằng sông Cửu Long.
– Các đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung:
+ Đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh.
+ Đồng bằng Bình – Trị – Thiên.
+ Đồng bằng Nam – Ngãi – Định
+ Đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, BìnhThuận).
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 22 trang 93: Dựa vào kiến thức đã học, hãy kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Trả lời:
– Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ: Than Uyên, Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh,…
– Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Tây Nguyên: An Khê, Krông Păk, Krông Ana…
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 22 trang 95: Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.
Trả lời:
– Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi đc phát triển cây công nghiệp lâu năm:
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
+ Có diện tích đất feralit cùng với nhiều loại đất khác như đất xám phù sa cổ, đất phù sa,… thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm.
+ Nguồn lao động dồi dào.
+ Đã có mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nguyên liệu cây công nghiệp….
– Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
– Cây công nghiệp lâu năm có giá trị cao.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 22 trang 96: Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta.
Trả lời:
– Nước ta có diện tích đồng cỏ khá lớn.
+ Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đồng cỏ tươi tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, cừu,…
+ Những đồng cỏ chủ yếu tập trung trên các cao nguyên ở miền núi trung du phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, tạo thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn ở các vùng này.
+ Đồng cỏ ở nước ta có nhiều loại cỏ tạp, khó cải tạo, hiện nay vẫn chăn thả theo kiểu quảng canh là chính, năng suất thấp.
– Thức ăn cho chăn nuôi được lấy từ ngành trồng trọt. An ninh lương thực được đảm bảo, ổn định diện tích đất trồng thức ăn cho gia súc. Trên cơ sở đó, chăn nuôi lợn và gia cầm có điều kiện phát triển mạnh.
– Việc chế biến thức ăn gia súc ngày càng phổ biến. Nhờ thế mà chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đã có điều kiện phát triển ngay cả ở hộ gia đình.
Bài 1 trang 97 Địa Lí 12: Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp.
Trả lời:
– Giải quyết vấn đề lương thực cho cả nước.
– Tạo điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
– Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị như lúa, gạo, rau quả nhiệt đới…
– Đảm bảo an ninh lương thực, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Bài 2 trang 97 Địa Lí 12: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
Trả lời:
– Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
– Các cây công nghiêp, cây ăn quả ở nước ta chủ yếu là cây nhiệt đới, ngoài ra còn cây cận nhiệt, như vậy đã góp phần tạo ra các sản phẩm đặc trưng có giá trị xuất khẩu.
– Các cây công nghiêp, cây ăn quả đã hình thành vùng chuyên canh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn.
– Các cây công nghiệp ngắn ngày còn tạo điều kiện cho việc xen canh, luân canh.
Bài 3 trang 97 Địa Lí 12: ) Hãy phân tích sự phát triển sản lượng cà phê nhân và khối lượng xuất khẩu cà phê từ năm 1980 đến năm 2005.
Trả lời:
– Sản lượng cà phê tăng từ 8,4 nghìn tấn (1980) lên 752,1 nghìn tấn (2005), tăng gấp 89,5 lần do sự phát triển các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
– Sản lượng cà phê tăng mạnh từ khoảng năm 1995 trở lại đây, do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường. Năm 2005 sản lượng cà phê năm sụt giảm do tình trạng hạn hán kéo dài trong mùa khô.
– Khối lượng xuất khẩu cà phê tăng khá nhanh, từ 4,0 nghìn tấn (1980) lên 912,7 nghìn tấn (2005), tăng gấp 228,2 lần.
– Khối lượng xuất khẩu cà phê lớn hơn sản lượng vì lượng hàng tồn kho từ vụ thu hoạch trước.
Bài 4 trang 97 Địa Lí 12: Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các năm 1996, 2000 và 2005.
Trả lời:
– Tình hình phát triển:
+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn,…), gia cầm.
+ Sản lượng thịt các loại không ngừng tăng (năm 2005 gấp gần 2 lần năm 1996 và gấp 1,5 lần năm 2000).
+ Trong các loại thịt tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), sau đó là thịt bò (2,0 lần), thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần).
– Sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt:
Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)
Năm | Tổng số | Thịt trâu | Thịt bò | Thịt lợn | Thịt gia cầm |
1996 | 100,0 | 3,5 | 5,0 | 76,5 | 15,0 |
2000 | 100,0 | 2,6 | 5,1 | 76,5 | 15,8 |
2005 | 100,0 | 2,1 | 5,1 | 81,4 | 11,4 |
+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm, từ 3 5% (1946) xuống 2,1% (2005).
+ Thịt bò có tỉ trọng khá ổn định trong cơ cấu 5,0% (1996) và 5,1% (2005).
+ Sản lượng thịt lợn có tỉ trọng không đổi ở các năm 1996, 2000 (76,5%), sau đó tăng lên 81,4% (năm 2005).
+ Tỉ trọng thịt gia cầm tăng từ 15,0% (năm 1996) lên 15,8% (năm 2000), sau đó giảm xuống còn 11,4% (năm 2005).