Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 12
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Giải Bài Tập Lịch Sử 12 Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 5 trang 25: Hãy cho biết kết quả tác động của các quá trình ngoại lực lên địa hình.
Trả lời:
– Ngoại lực có xu hướng san bằng bề mặt địa hình, làm cho địa hình hạ thấp và bằng phẳng hơn.
Bài 1 trang 27 Địa Lí 12: Nêu đặc điểm của giai đoạn cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
Trả lời:
a. Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm
b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên nước ta
– Nhiều khu vực chìm ngập trong nước biển và được nâng lên qua các vận động kiến tạo: Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri.
– Đất đá rất cổ: trầm tích, macma, biến chất.
– Các hoạt động uốn nếp mạnh mẽ ở khu vực Địa khối vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, Tây Bắc…
– Các khu vực đứt gãy, động đất macma phun trào mạnh, tạo thành các loại đá: Granite, andezit, các loại khoáng sản…
c. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
– Đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác.
⇒ Về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo.
Bài 2 trang 27 Địa Lí 12: Nêu đặc điểm của giai đoạn tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
Trả lời:
a. Là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta.
b. Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động núi Anpơ – Hymalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu
– Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ – Hymalaya, đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lắp các bồn trũng lục địa.
– Khí hậu Trái Đất biến đổi lớn, thời kỳ băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển để lại thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ.
c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
– Các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ).
– Khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí đốt, than nâu, bôxit.
– Các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong đất, nước, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật.
=> Đây là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay.
Bài 3 trang 27 Địa Lí 12: Tìm các dẫn chứng đề khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay?
Trả lời:
– Vận động tạo núi Anpơ Hymalaya làm dãy Hoàng Liên Sơn ở nước ta vẫn đang được tiếp tục nâng cao.
– Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ hàng năm, mỗi năm lấn ra biển 80-120m.