Đặc điểm chung của tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 12: Đất nước nhiều đồi núi giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 6 trang 29: Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam

Trả lời:

– Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

   + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.

   + Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

– Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

   + Thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và có sự phân hóa rõ rệt.

   + Gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

– Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 6 trang 29: Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trả lời:

– Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

   + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, trơ sỏi đá, xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.

   + Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, thung khổ.

   + Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng.

   + Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi là sự bồi tụ nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.

   + Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Cửu Long được bồi tụ thường xuyên, hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 6 trang 29: Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta?

Trả lời:

– Tác động tích cực:

   + Xây dựng hệ thống đê điều chống lũ khu vực đồng bằng sông Hồng.

   + Cải thiện hệ thống kênh rạch chằng chịt phục vụ giao thông, tưới tiêu.

   + Khai thác địa hình đồi núi, làm ruộng bậc thang tạo cảnh đẹp và nâng cao hiệu quả kinh tế.

   + Xây dựng các nhà máy thủy điện, hồ chứa nước.

– Tác động tiêu cực:

   + Khai thác địa hình đẩy nhanh tốc độ bóc mòn làm đất đai trở nên cằn cỗi.

   + Nhiều nơi đất bạc màu do khai thác quá mức và không hợp lí,

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 6 trang 30: Quan sát hình 6, xác định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng.

Trả lời:

– Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Nhận xét:

   + Vùng Đông Bắc địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

   + Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở vùng thượng nguồn sông Chảy.

   + Giáp biên giới Việt –Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng.

   + Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 6 trang 30: Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc.

Trả lời:

– Dãy Hoàng Liên Sơn từ biên giới Việt – Trung đến khuỷu sông Đà (đỉnh Phanxipăng cao nhất cả nước).

– Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

– Ở giữa có các dãy núi , cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

– Đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 6 trang 30: Dựa vào hình 6, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Trả lời:

– Trường Sơn Bắc:

   + Địa hình thấp chiếm ưu thế, hẹp ngang và nâng cao ở 2 đầu (Tây Nghệ An và Tây Thừa Thiên Huế).

   + Hướng tây bắc – đông nam.

– Trường Sơn Nam:

   + Gồm các khối núi và cao nguyên đò sộ.

   + Hướng vòng cung.

Bài 1 trang 32 Địa Lí 12: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Trả lời:

– Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp (3/4 diện tích).

– Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

– Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Bài 2 trang 32 Địa Lí 12: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

Đông Bắc Tây Bắc
Giới hạn – Tả ngạn sông Hồng – Giữa sông Hồng và sông Cả
Hướng địa hình – Vòng cung – Tây Bắc – Đông Nam
Đặc điểm

– Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

– Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Đặc điểm:

+ Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy.

+ Các khối núi đá vôi đổ sộ cao trên 1.000m nằm ở biên giới Việt – Trung.

+ Trung tâm là vùng đổi núi thấp 500 – 600m.

– Có địa hình cao nhất nước ta.

– Có 3 mạch núi lớn:

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy chạy dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.

Các sông chính Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam,… Sông Đà, Sông Mã, Sông Chu,…

Bài 3 trang 32 Địa Lí 12: Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam
Giới hạn Sông cả tới dãy Bạch Mã Từ dãy Bạch Mã trở vào
Hướng Tây bắc – đông nam Vòng cung
Đặc điểm địa hình

– Gồm các dãy núi song song và so le chạy sát ra biển.

– Địa hình hẹp ngang, thấp ở 2 đầu và nâng cao ở giữa.

Địa hình có sự đối xứng rõ rệt:

+ Phía đông là các khối núi và cao nguyên đồ sộ với những đỉnh cao trên 2000m, sườn dốc.

+ Phía tây là các các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng (500 – 800 – 1.000m) và có các bán bình nguyên xen đồi.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1103

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống