Chương 1: Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    (trang 18 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích

    Trả lời:

    – Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện…

    – Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô…

    – Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp…

    (trang 19 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 16, em hãy cho biết:

          + Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

          + Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

    Trả lời:

    – Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.

    – Sườn núi phía tây dốc hơn sườn núi phía đông, vì ở sườn phỉa tây các đường đồng mức gần nhau hơn.

    (trang 18 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích

    Trả lời:

    – Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện…

    – Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô…

    – Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp…

    (trang 19 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 16, em hãy cho biết:

          + Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

          + Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

    Trả lời:

    – Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.

    – Sườn núi phía tây dốc hơn sườn núi phía đông, vì ở sườn phỉa tây các đường đồng mức gần nhau hơn.

    Câu 1: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

    Lời giải:

    Khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bằng chú giải, vì bảng chú giải bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa các kí hiệu dùng trên bản đồ.

    Câu 2: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?

    Lời giải:

    Các loại kí hiệu mà người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: điểm, đường và diện tích.

    Câu 3: Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

    Lời giải:

    Sườn nào có các đường đồng mức sát gần nhau, thì sườn ấy dốc hơn.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1008

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống