Chương 2: Châu Á

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 5 Địa Lí lớp 7: Châu Á là một châu lục rộng lớn. Vậy châu Á có đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ như thế nào? Đặc điểm thiên nhiên ra sao và có ý nghĩa gì đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên của châu lục này?

Trả lời:

– Vị trí địa lí: nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.

– Hình dạng: hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

– Kích thước: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2.

– Đặc điểm thiên nhiên: khí hậu phân hóa đa dạng nhiều kiểu khí hậu, là nơi bắt nguồn các con sông lớn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên cũng gây ảnh ảnh hưởng lớn như thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,…

Câu hỏi trang 100 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á:

– Vị trí địa lí: 

+ nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.

+ tiếp giáp với các châu lục: châu Phi, châu Âu; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

– Hình dạng: hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

– Kích thước: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, diện tích cả đảo và quần đảo khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm phần lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc châu Á).

Câu hỏi trang 101 Địa Lí lớp 7:

– Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.

– Nêu ý nghĩa đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Trả lời:

* Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á:

– Địa hình: phân hóa đa dạng gồm: 

+ núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục tập trung ở trung tâm.

+ đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

Ven biển và hải đảo địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành vũng, vịnh,…

– Khoáng sản: tài nguyên đa dạng và phong phú có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, đồng, thiếc,…

* Ý nghĩa đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

– Thuận lợi: tạo điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế như: trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản, thủy điện, du lịch,…

– Khó khăn: làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường…

Câu hỏi trang 103 Địa Lí lớp 7:

– Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.

– Nêu ý nghĩa đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Trả lời:

* Đặc điểm khí hậu châu Á:

– Có đầy đủ các đới khí hậu.

– Mỗi đới lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu:

+ kiểu khí hậu lục địa: nằm sâu trong nội địa và phía tây nam.

+ kiểu khí hậu gió mùa: nằm ở rìa phía nam, đông và đông nam.

* Ý nghĩa đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

– Thuận lợi: tạo điều kiện cho châu Á có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

– Khó khăn: chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, gặp các thiên tai như bão, hạn hán, lũ lụt,…

Câu hỏi trang 103 Địa Lí lớp 7:

– Nêu đặc điểm sông, hồ châu Á.

– Nêu ý nghĩa đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Trả lời:

* Đặc điểm sông, hồ châu Á

– Có nhiều hệ thống sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,… Các sông phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

– Có nhiều hồ lớn như Bai-can, Ban-khat,…

* Ý nghĩa đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

– Thuận lợi: có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

– Khó khăn: ô nhiễm nguồn nước và cạn kiệt.

Luyện tập 1 trang 103 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

* Các khu vực địa hình:

– Núi: Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, An-ta, Trường Sơn…

– Sơn nguyên: Tây Tạng, Trung Xi-bia, Đê-can, I-ran..

– Đồng bằng: Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia… 

– Khoáng sản: than sắt. đồng,…

– Sông: Hoàng Hà, Trường Giang,…

Vận dụng 2 trang 103 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

Hiện nay tình trạng khai thác cát trên con sông Hồng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân rất lớn. Việc khai thác cát không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn dẫn đến sạt lở bờ, ảnh hưởng đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh.

Việc khai thác cát vượt mức sẽ làm tụt đáy sông, khiến bờ sông không ổn định dẫn đến xói lở. Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm hai bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở hai bên có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái. Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, dòng sông bị tụt khiến chân công trình bị lộ và nhanh chóng hư hỏng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 986

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống