Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bài 14 Địa Lí lớp 7: Vậy, thiên nhiên Bắc Mỹ có đặc điểm gì nổi bật? Các vấn đề dân cư, xã hội nơi đây như thế nào?
Trả lời:
– Thiên nhiên Bắc Mỹ có sựu phân hóa đa dạng. Vấn đề đô thị hóa, nhập cư và chủng tộc là vấn đề dân cư, xã hội nổi bật.
Câu hỏi trang 144 Địa Lí lớp 7:
– Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ.
– Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông – tây.
Trả lời:
– Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ.
+ Cao nguyên: Cô-lô-ra-đô, La-bha-đô.
+ Bồn địa: Lớn.
+ Dãy núi: Dãy Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, dãy ven biển, dãy A-lat-xca, dãy Bruc-xơ, dãy Nê-va-đa.
+ Đồng bằng: Trung tâm, duyên hải vịnh Mê-hi-cô, duyên hải Đại tây Dương.
– Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông – tây: Miền núi thấp A-pa-lat ở phía đông, miền đồng bằng rộng lớn ở trung tâm, miền núi cao ở phía tây kéo dài hơn 9000 km theo chiều bắc nam, điển hình là dãy Cooc-đi-e.
Câu hỏi trang 145 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Sự phân hóa khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây:
+ Theo chiều bắc – nam: Phân hóa thành những đới khí hậu khác nhau: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.
+ Theo chiều đông – tây: vùng ven biển có mưa nhiều, càng vào sâu trong đất liền khí hậu mang tính chất lục địa (khô, ít mưa).
Câu hỏi trang 145 Địa Lí lớp 7:
– Kể tên các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.
– Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ.
Trả lời:
– Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ: Sông Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô, Gran-đê… Hồ Lớn (gồm 5 hồ nối liền: hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri, Ôn-ta-ri-ô).
– Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ: Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.
Câu hỏi trang 146 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ:
+ Đới lạnh: Khí hậu lạnh giá, lượng băng tuyết vĩnh cửu lớn. Cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, phía nam có rừng thưa. Động vật ít phong phú.
+ Đới ôn hòa: Có diện tích lớn nhất, cảnh quan rừng lá kim, đồng cỏ, rừng lá rộng, rừng lá cứng. Nội địa có hoang mạc và bán hoang mạc. Động vật khá phong phú.
+ Đới nóng: Phát triển rừng nhiệt đới ẩm. Phía tây nam có khí hậu khô hạn, cảnh quan chủ yếu là cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc. Động vật có nhiều loài đặc hữu.
Câu hỏi trang 146 Địa Lí lớp 7:
– Trình bày vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.
– Nêu những ảnh hưởng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Bắc Mỹ.
Trả lời:
– Vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ: tiếp nhận nhiều luồng di cư trên thế giới. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc như người Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it.
– Những ảnh hưởng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Bắc Mỹ: Gia tăng dân số, đóng góp phát triển kinh tế, văn hóa và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Câu hỏi trang 147 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. Hình thành nhiều dải đô thị lớn. Hiện nay, đô thị hóa Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao. Đô thị phân bố không đều. Tỉ lệ dân số đô thị cao, đạt gần 83%.
Luyện tập 1 trang 149 Địa Lí lớp 7:
a, Hãy xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.2?
b, Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên.
Trả lời:
a, Vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.2:
b, Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên:
– Trạm Tô-rôn-tô: Nhiệt độ trung bình năm 9,40C. Chênh lệch nhiệt độ lớn (tháng có nhiệt độ cao nhất đạt trên 200C, tháng có nhiệt độ thấp nhất chỉ trên 00C). Mưa quanh năm, lượng mưa ít 174 mm/năm.
– Trạm Mai-a-mi: Nhiệt độ trung bình năm cao 27,40C. Chênh lệch nhiệt độ thấp (tháng có nhiệt độ cao nhất đạt trên 300C, tháng có nhiệt độ thấp nhất đạt trên 230C). Mưa quanh năm, lượng mưa lớn 1313 mm/năm.
Luyện tập 2 trang 149 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Bắc Mỹ có nhiều chủng tộc như: người Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it. Quá trình chung sống lâu đời hợp huyết tạo nên chủng tộc người lai.
Vận dụng 3 trang 149 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Công viên tỉnh Writing-on-Stone nằm cách Lethbridge, Alberta, Canada khoảng 100 km về phía đông nam, hoặc 44 km về phía đông của cộng đồng sông Milk, và nằm trên sông Milk. Tại công viên du khách có thể tham gia các hoạt động bao gồm chèo thuyền và bơi lội trên sông vào mùa hè và trượt tuyết xuyên quốc gia vào mùa đông. Động vật hoang dã trong công viên rất đa dạng và trung tâm du khách được xây dựng theo hình dạng của một túp lều bằng da truyền thống, pha trộn hoàn hảo với di sản văn hóa và tự nhiên của khu vực.
(Nguồn: https://gody.vn/chau-my/canada/alberta/cong-vien-tinh-viet-tren-da-writing-on-stone-provincial-park).