Chương 3: Châu Phi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Bài 11 Địa Lí lớp 7: Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường đã khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

Châu Phi có môi trường thiên nhiên rất đa dạng. Ở mỗi môi trường có đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác nhau, việc khai thác, sử dụng của con người cũng khác nhau.

– Môi trường xích đạo: hạn chế tình trạng xói mòn đất, bảo vệ tài nguyên rừng.

– Môi trường nhiệt đới: chú ý thuỷ lợi, khai thác khoáng sản hợp lí.

– Môi trường hoang mạc: chống biến đổi khí hậu và tình trạng hoang mạc hoá.

– Môi trường cận nhiệt: chống khô hạn và hoang mạc hoá.

Câu hỏi trang 135 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Môi trường xích đạo nằm ở ven 2 bên xích đạo, gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê.

Câu hỏi trang 135 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Con người đã hình thành ở khu vực này các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn để xuất khẩu hoặc phát triển công nghiệp. Tuy nhiên do rừng bị phá huỷ nên đất dễ bị xói mòn. Do đó cần chú ý bảo vệ và trồng rừng.

Câu hỏi trang 136 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Môi trường nhiệt đới ở châu Phi chiếm diện tích lớn, nằm gần như toàn bộ Trung Phi, phía Đông Nam và phía Tây (trừ khu vực môi trường xích đạo).

Câu hỏi trang 136 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Ở môi trường này, tuỳ từng vùng khí hậu có cách canh tác khác nhau: khu vực khô hạn chủ yếu là làm nương rẫy, chăn thả; khu vực nhiệt đới ẩm hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu;

– Hoạt động khai thác khoáng sản có vai trò quan trọng, cần chú ý xây dựng hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn ở toàn bộ khu vực Bắc và Đông Bắc châu Phi, một phần nhỏ ở Nam Phi.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Tại các ốc đảo, người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thực, chăn nuôi được tiến hành du mục. Lạc đà được nuôi nhiều để làm phương tiện vận chuyển. Nhiều mỏ dầu khí lớn được phát hiện và khai thác ở khu vực này. Ngoài ra du lịch đang dần phát triển tại đây.

– Diện tích hoang mạc có xu hướng mở rộng hơn ở châu Phi do biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên không hợp lí, do đó cần có các biện pháp thành lập “vành đai xanh” chống lại hiện tượng hoang mạc hoá.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Môi trường cận nhiệt ở châu Phi chiếm diện tích nhỏ, ven biển Nam Phi.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Các cây ăn quả xuất khẩu được trồng nhiều ở đây như nho, cam, chanh, ô liu… Ngoài ra còn có một số cây lương thực. Vật nuôi chủ yếu là cừu.

– Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển, nhất là kim cương, dầu, vàng. Đây cũng là khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch.

– Cần chú ý giải pháp chống khô hạn và hoang mạc hoá.

Luyện tập trang 137 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

Vận dụng trang 137 Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 9,2 triệu km2, nằm ở phía Bắc châu Phi. Đây cũng là hoang mạc khô hạn nhất thế giới. Tuy nhiên nhờ có một số ốc đảo mà động, thực vật của hoang mạc khá phong phú với khoảng 500 loài thực vật, nổi vật là oliu và hơn 70 loài động vật, phổ biến là lạc đà.

– Có nhiều bộ tộc sinh sống ở hoang mạc, chủ yếu với nghề vận chuyển bằng lạc đà, chăn nuôi du mục.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 911

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống