Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 7 Địa Lí lớp 7: Châu Á có những khu vực nào? Nêu hiểu biết của em về một khu vực ở châu Á
Trả lời:
– Châu Á có một số khu vực: Đông Á, Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á, Trung Á.
– Khu vực Tây Nam Á và Trung Á là khu vực kinh tế khá phát triển, tồn tại nhiều tôn giáo, có nhiều mâu thuẫn trong lịch sử, thường xuyên xảy ra xung đột.
Câu hỏi trang 118 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Các khu vực của châu Á: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á, Trung Á.
Câu hỏi trang 120 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Khu vực Bắc Á gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với 3 bộ phận địa hình: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.
– Khí hậu khu vực này lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
– Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương…
– Mạng lưới sông ngòi khá dày. Một số sông lớn như Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na…, có trữ năng thuỷ điện lớn.
– Rừng có diện tích rộng, chủ yếu là rừng lá kim, được bảo tồn khá tốt.
Câu hỏi trang 120 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Khu vực Trung Á nằm hoàn toàn trong lục địa, là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương.
– Địa hình khu vực này có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai, phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi, trung tâm là hồ A-ran.
– Khoáng sản của vùng khá đa dạng: dầu mỏ, than đá, sắt, kim loại màu.
– Khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa, mưa ít.
– Trong khu vực chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a.
– Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên.
Câu hỏi trang 121 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Khu vực Tây Nam Á gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà.
– Địa hình khu vực này có nhiều núi và cao nguyên.
– Khoáng sản nổi bật của Tây Nam Á là dầu mỏ với hơn nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới, nhiều nhất là khu vực đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-ráp, vịnh Péc-xích.
– Khí hậu của vùng khô hạn và nóng, lượng mưa thấp, khu vực Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.
– Sông ngòi của vùng kém phát triển, nguồn nước hiếm, sông chính là Ti-grơ và Ơ-phrát.
– Cảnh quan trong vùng chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu hỏi trang 122 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Khu vực Nam Á có địa hình khá phức tạp, gồm: dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc- đông nam ở phía bắc, sơn nguyên I-ran ở phía Tây, sơn nguyên Đê-can ở phía nam, đồng bằng Ấn Hằng được bồi tụ bởi phù sa sông Ấn và sông Hằng ở giữa.
– Khí hậu của vùng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh khô. Mùa hạ có gió mùa tây nam nóng và ẩm gây mưa, đặc biệt sườn phía Nam dãy Hi-ma-lay-a mưa nhiều, lũ xảy ra quanh năm. Vùng tây bắc Ấn Độ và sơn nguyên I-ran có khí hậu khô hạn. Vùng núi khí hậu có sự thay đổi theo độ cao, càng lên cao càng giảm nhiệt độ. Từ độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.
– Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng…
– Thảm thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.
Câu hỏi trang 124 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Khu vực Đông Á khá rộng, gồm phần đất liền và hải đảo.
– Phần đất liền chiếm hơn 60% diện tích, địa hình đa dạng: phía tây có núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn, phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.
– Phần hải đảo có địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.
– Khoáng sản chính của vùng là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…
– Khí hậu đa dạng. Hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có 2 mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô lạnh, mùa hạ có gió đông nam, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão. Phía tây nằm sâu trong lục địa nên khô hạn.
– Cảnh quan đa dạng, phía đông và hải đảo có hệ động vật đa dạng, rừng bao phủ, phía tây là hoang mạc, thảo nguyên, bán hoang mạc.
– Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, mùa mưa hay ngập lụt.
Câu hỏi trang 125 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Khu vực Đông Nam Á có 2 phần chính là phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).
– Địa hình phần đất liền có các dải núi cao trung bình hướng bắc-nam và tây bắc-đông nam, xen kẽ các thung lũng sông cắt xẻ sâu, đồng bằng tập trung ở ven biển và hạ lưu sông. Phần hải đảo có nhiều đồi núi, ít đồng bằng, là khu vực có nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
– Khí hậu của phần đất liền mang tính nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm gây mưa nhiều, mùa đông có gió đông bắc khô lạnh. Phần hải đảo có khí hậu xích đạo, quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. Khu vực này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhiệt đới.
– Mạng lưới sông ngòi ở Đông Nam Á khá dày, một số sông lớn như Mê Công, Mê Nam, sông Hồng…
– Rừng ở khu vực này chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, thành phần loài phong phú.
– Khoáng sản quan trọng của rừng là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, thiếc…
Luyện tập 1 trang 125 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Sin-ga-po, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
Luyện tập 2 trang 125 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Khí hậu Bắc Á lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
– Khí hậu Tây Nam Á khô hạn và nóng, lượng mưa thấp, khu vực Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.
Vận dụng trang 125 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Khu vực Đông Nam Á có 2 bộ phận là bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Bán đảo Trung Ấn có địa hình nhiều đồi núi, ven biển có đồng bằng. Khí hậu ở khu vực này mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Trong vùng cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão.